Lời dẫn: Đây là buổi tọa đàm "Những vần thơ của các vị tiên" tổ chức vào ngày 9/4/2010 do Đại sứ quán Pháp tổ chức, mang màu sắc âm hưởng của thế giới tâm linh huyền diệu, được thuyết trình bởi TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Buổi tọa đàm đề cập đến một hiện tượng văn hóa tâm linh độc đáo của Việt Nam, thịnh hành vào thế kỷ 19, khoảng từ năm 1845 đến 1945, mà kết quả của nó là những áng văn chương bay bổng được cho là do thần tiên sáng tác ra để truyền dạy cho người đời. Đó là hiện tượng Giáng bút - một hiện tượng văn hoá tâm linh có thực trong xã hội Việt Nam, tức là cầu Thánh - Thần - Tiên - Phật cho mình những bài thơ, thông qua một người có năng lực đặc biệt. Giáng bút là hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn có sự phán truyền dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự (Hán Nôm).
Trân trọng giới thiệu bài viết đăng trên báo Thanh niên, do phóng viên Nguyễn Việt Chiến trực tiếp tham dự và ghi lại.
----------------------------------------------------
Với cách dẫn chuyện tinh tế, nhẹ nhàng và kinh viện, tiến sĩ (TS) Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã thuyết trình một cách khá thuyết phục về hiện tượng “Các vị tiên giáng bút” qua hàng vạn áng văn chương độc đáo trong 254 cuốn thơ văn giáng bút còn được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam. Hiện tượng văn hóa tâm linh này thịnh hành trong khoảng 100 năm trước đây (từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20) đã thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội, từ các nhà nho đến những người dân bình thường.
Giáng bút là hiện tượng “Nhập thần”
Theo TS Diện, giáng bút là hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ cầu cúng để mong muốn có sự phán truyền dạy dỗ của thần linh thông qua văn tự (Hán Nôm). Trong các nghi lễ của người Việt thời trước, có một không gian nghi lễ khá đặc biệt rất đáng để ý là Thiện đàn. Ở đấy diễn ra một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo là giáng bút – một hiện tượng văn hóa tâm linh có thực trong xã hội Việt Nam, khi mọi người cầu Thánh – Thần – Tiên – Phật ban cho mình những bài thơ, thông qua một người có năng lực đặc biệt. Suốt nửa cuối thế kỷ 19, đã có nhiều Thiện đàn được mở ra ở hầu khắp các tỉnh ở Bắc Bộ: Hà Nội, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên, Phúc Yên… Hoạt động giáng bút tại các Thiện đàn nhằm thức tỉnh lòng yêu nước, chấn hưng văn hóa dân tộc và đạo làm người của toàn xã hội.
Trong số hơn 100 Thiện đàn thời ấy thì Thiện đàn ở đền Ngọc Sơn là một trung tâm được thành lập sớm nhất, là một cơ sở in ấn và tàng bản lớn nhất (đã in 246 bộ sách bằng ván gỗ), có sức lan tỏa khắp châu thổ Bắc Bộ. Tại đây, sĩ phu Hà thành đã thành lập hội Hướng Thiện do TS Vũ Tông Phan làm hội trưởng vào năm 1842 với chủ trương giảng thiện, giáng bút, chấn hưng văn hóa dân tộc.
Kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa
Nội dung thơ văn giáng bút cũng chính là nội dung, mục đích hoạt động của các Thiện đàn. TS Diện nhận xét, nội dung chính của thơ văn giáng bút trong suốt 100 năm là kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, đây là chủ đề lớn của thơ văn yêu nước cách mạng nói chung. Trong thơ văn giáng bút tại các Thiện đàn, có giáng bút lời của các vị thần tiên trong thần điện Việt Nam như: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Liễu Hạnh Công chúa, Từ Đạo Hạnh…; giáng bút lời của các vị anh hùng, liệt nữ của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng, Bà Triệu…; giáng bút lời các tiên nho, các nhà văn hóa của Việt Nam như: Tô Hiến Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan… Thơ văn giáng bút còn thúc giục chấn hưng văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới như: Đề cao việc nâng cao dân trí, bài bác hủ tục, đề cao phụ nữ (giáng bút lời Thánh mẫu cho phụ nữ), khuyên sống lương thiện, thương yêu đùm bọc nhau và in ấn kinh sách về tôn giáo, lịch sử, văn học, ngôn ngữ.
TS Diện cũng cho biết, trong suốt 100 năm đền Ngọc Sơn đã là một cơ sở in ấn tàng bản lớn của cả vùng châu thổ Bắc Bộ, nơi đặt trụ sở của hội Hướng Thiện với các hoạt động thiết thực trong việc chấn hưng văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó mà cuối năm 1945, Hồ Chủ tịch đã đến thăm hội Hướng Thiện, trò chuyện với các hội viên của hội và căn dặn: “Các cụ đã cao tuổi mà vẫn còn giảng thiện cho bà con theo, thế là rất quý. Tôi xin phép gợi thêm vài ý. Tôi nghĩ điều thiện lớn nhất là yêu nước, yêu dân chủ, điều ác lớn nhất là xâm lược, áp bức. Tôi đề nghị các cụ khi giảng thiện nên chú ý khuyên đồng bào bảo vệ độc lập, tự do và tăng gia sản xuất, xây dựng dân chủ”.
Buổi tọa đàm trở nên thú vị khi TS Diện giới thiệu ông Đặng Văn Mừng là người trực tiếp tham gia giáng bút trong nhiều năm tại Vi Thiện đàn, Hà Nội chia sẻ những trải nghiệm của mình khi ông chép lại Những vần thơ của các vị tiên. Trao đổi với những người đến dự cuộc tọa đàm trên, TS Diện cho rằng: “Văn thơ giáng bút càng về sau càng sử dụng nhiều chữ Nôm và các thể loại thơ ca dân gian để thể hiện các lời dạy dỗ của các thần linh đất Việt. Một giá trị rất đặc biệt của thơ văn giáng bút cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là dưới ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, đã làm phát khởi những biểu tượng mới trong văn hóa Việt Nam mà trước đó ít khi được nhắc đến. Đó là những biểu tượng về Quốc hồn, Quốc túy, Quốc dân, Nòi giống, Giống Lạc Hồng, Con Rồng cháu Tiên được nhắc đến rất nhiều, rất khẩn thiết và nhắm đến đối tượng là các tầng lớp nhân dân lao động”.
Lời giáng bút của Bà Trưng Trắc:
Mấy thu gánh vác chữ cương thường,
Gia quốc căng căng một dạ cường.
Tay viết dân đen qua khí lửa,
Lòng đầy gan thắm giãi hơi sương.
Gió đưa một giải sơn hà lại,
Sấm những ba quân tiết nghĩa vang.
Cổ miếu hãy còn bay khói nghĩa,
Dấu thơm nước bạc gửi sen vàng
Ngâm
Thiên địa hữu tâm khai thái vũ,
Cổ giáo liệt nữ xuất hùng tư.
Ra tay xây dựng cơ đồ,
Quyên trung áo nghĩa bô bô trong mình.
Mặt trung thành dạ kiên trinh,
Đuổi xa cẩu đảng, hồ tình cho tan.
Dân vừa an, nước cũng an,
Ầm tiếng sấm giang sơn xây đắp lại,
Trung nghĩa cành mấy thu đã xơ.
Vốn nhu tư mà ngạnh khái trượng phu,
Vân Nùng lĩnh, nguyệt Bạc hồ,
Trăng phơi màu trắng, hoa phô vẻ vàng.
Gió tiêu sắt bay ngang gót ngựa,
Giải giang sơn quần chất dám khoe tài.
Nghìn thu hương phức lâu đài,
Chỉ trong tiết liệt há ngoài trung trinh.
Tiếng thơm rõ kiếm sử xanh,
Gọi là lược nói tâm tình qua qua.
May gặp thấy thiên hoa sắc nở,
Đem trung trinh giải tỏ chị cùng em.
Ca
May làm sao, vui làm sao,
Xa nghe kinh nở vẻ đào năm hoa.
Lòng lấp muốn thiên gia hầu bái,
Phận nữ nhi nào phải đấng văn nhân.
Nào tiên, nào chúa, nào thần,
Mở lòng từ mẫn ân cần dạy khuyên.
Khắp mời hết hiền viên trong nước,
Giải lòng xưa mà lạy trước thềm hoa.
Chị em tin chớ chăng là,
Đất ta lại nảy người ta một màu.
Chẳng qua kẻ trước người sau,
Cung tiên trăm lạy khấu đầu tự đe.
Vui thay xiết kể vui thay.
(Trích Tam Bảo Quốc âm chân kinh – Trần Quang Huy phiên âm)
Câu chuyện điều tra về “tiên thánh giáng bút”
Tại cuộc tọa đàm, TS Nguyễn Xuân Diện trích hồi ký của GS. Đào Duy Anh, trong bài "Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận động ái quốc" – Kinh Đạo Nam, cho biết:
“Ông Nguyễn Ngọc Tỉnh kể lại rằng trong thời gian giáng bút và ấn hành bản kinh này thì Lý trưởng và Phó lý xã Hạc Châu sợ liên lụy nên đã báo cáo cho quan lại sở tại. Chính quyền thực dân giao cho Bùi Bằng Đoàn bấy giờ làm Tri phủ Xuân Trường điều tra. Bùi Bằng Đoàn cho vợ có sai nha đi theo đến đàn để thử, viết một tờ sớ bỏ vào phong bì kín. Hàng ngày khách thập phương qua lại để lễ và xin kinh rất đông, nhiều người sang trọng, cho nên chẳng ai để ý đến đó là bà phủ Xuân Trường.
Theo lệ, người đến lễ đặt phong bì kín lên bàn thờ, Thánh phải giáng bút chỉ tên người ấy, có đúng thì người ta mới tin. Thánh bèn giáng bút cho ngay một câu thơ rằng:
“Côn dược thiên trùng thương hải ngoại
Bằng Đoàn vạn lý tử tiêu gian”.
Dịch rằng:
Cá Côn vượt muôn trùng sóng biếc
Chim Bằng bay vạn dặm mây vàng.
Thế là chỉ rõ tên Bùi Bằng Đoàn ra bằng một câu thơ, mà các nhà Nho học giỏi đều thừa nhận là rất hay, bình thường khó có người tức tịch làm ra được, huống chi người cầm kê đây là người sức học cũng tầm thường. Bùi Bằng Đoàn do đó tin là có tiên thánh giáng bút thực, báo cáo lên tỉnh rằng đó là việc tôn giáo thực chứ không phải là hoạt động chính trị như hương lý báo. Sau đó án sát Nam Định là Mai Toàn Xuân cũng cho vợ đến lễ để đặt phong bì kín và thử như thế.
Bùi Bằng Đoàn là người Nho học có tiếng cho nên được giáng bút một câu thơ chữ. Còn Mai Toàn Xuân xuất thân là bồi Tây nên ít học, chỉ được giáng bút một câu thơ Nôm, nhưng cũng vạch rõ cả hai chữ họ tên như vẽ ra:
“Đầu cành Mai mới điểm hoa
Non sông bốn bể đâu mà chẳng Xuân?”.
Sau đó tỉnh báo cáo lên Thống sứ rằng đây chỉ là một hoạt động tôn giáo, không nên ngăn cấm. Vì thế mà bản kinh in xong vào mùa đông năm 1923 được phát hành ở Bắc kỳ, rồi sau đó được phát hành bằng chữ quốc ngữ ở Nam kỳ”.
Nguyễn Việt Chiến
Theo báo Thanh Niên, đăng ngày 11/04/2010.
Trân trọng giới thiệu bài viết đăng trên báo Thanh niên, do phóng viên Nguyễn Việt Chiến trực tiếp tham dự và ghi lại.
----------------------------------------------------
Với cách dẫn chuyện tinh tế, nhẹ nhàng và kinh viện, tiến sĩ (TS) Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã thuyết trình một cách khá thuyết phục về hiện tượng “Các vị tiên giáng bút” qua hàng vạn áng văn chương độc đáo trong 254 cuốn thơ văn giáng bút còn được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam. Hiện tượng văn hóa tâm linh này thịnh hành trong khoảng 100 năm trước đây (từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20) đã thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội, từ các nhà nho đến những người dân bình thường.
Giáng bút là hiện tượng “Nhập thần”
Một số văn bản thơ giáng bút - Ảnh: N.V.C |
Trong số hơn 100 Thiện đàn thời ấy thì Thiện đàn ở đền Ngọc Sơn là một trung tâm được thành lập sớm nhất, là một cơ sở in ấn và tàng bản lớn nhất (đã in 246 bộ sách bằng ván gỗ), có sức lan tỏa khắp châu thổ Bắc Bộ. Tại đây, sĩ phu Hà thành đã thành lập hội Hướng Thiện do TS Vũ Tông Phan làm hội trưởng vào năm 1842 với chủ trương giảng thiện, giáng bút, chấn hưng văn hóa dân tộc.
Kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa
Nội dung thơ văn giáng bút cũng chính là nội dung, mục đích hoạt động của các Thiện đàn. TS Diện nhận xét, nội dung chính của thơ văn giáng bút trong suốt 100 năm là kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, đây là chủ đề lớn của thơ văn yêu nước cách mạng nói chung. Trong thơ văn giáng bút tại các Thiện đàn, có giáng bút lời của các vị thần tiên trong thần điện Việt Nam như: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Liễu Hạnh Công chúa, Từ Đạo Hạnh…; giáng bút lời của các vị anh hùng, liệt nữ của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng, Bà Triệu…; giáng bút lời các tiên nho, các nhà văn hóa của Việt Nam như: Tô Hiến Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan… Thơ văn giáng bút còn thúc giục chấn hưng văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới như: Đề cao việc nâng cao dân trí, bài bác hủ tục, đề cao phụ nữ (giáng bút lời Thánh mẫu cho phụ nữ), khuyên sống lương thiện, thương yêu đùm bọc nhau và in ấn kinh sách về tôn giáo, lịch sử, văn học, ngôn ngữ.
TS Diện cũng cho biết, trong suốt 100 năm đền Ngọc Sơn đã là một cơ sở in ấn tàng bản lớn của cả vùng châu thổ Bắc Bộ, nơi đặt trụ sở của hội Hướng Thiện với các hoạt động thiết thực trong việc chấn hưng văn hóa dân tộc. Chính vì lẽ đó mà cuối năm 1945, Hồ Chủ tịch đã đến thăm hội Hướng Thiện, trò chuyện với các hội viên của hội và căn dặn: “Các cụ đã cao tuổi mà vẫn còn giảng thiện cho bà con theo, thế là rất quý. Tôi xin phép gợi thêm vài ý. Tôi nghĩ điều thiện lớn nhất là yêu nước, yêu dân chủ, điều ác lớn nhất là xâm lược, áp bức. Tôi đề nghị các cụ khi giảng thiện nên chú ý khuyên đồng bào bảo vệ độc lập, tự do và tăng gia sản xuất, xây dựng dân chủ”.
Buổi tọa đàm trở nên thú vị khi TS Diện giới thiệu ông Đặng Văn Mừng là người trực tiếp tham gia giáng bút trong nhiều năm tại Vi Thiện đàn, Hà Nội chia sẻ những trải nghiệm của mình khi ông chép lại Những vần thơ của các vị tiên. Trao đổi với những người đến dự cuộc tọa đàm trên, TS Diện cho rằng: “Văn thơ giáng bút càng về sau càng sử dụng nhiều chữ Nôm và các thể loại thơ ca dân gian để thể hiện các lời dạy dỗ của các thần linh đất Việt. Một giá trị rất đặc biệt của thơ văn giáng bút cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là dưới ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, đã làm phát khởi những biểu tượng mới trong văn hóa Việt Nam mà trước đó ít khi được nhắc đến. Đó là những biểu tượng về Quốc hồn, Quốc túy, Quốc dân, Nòi giống, Giống Lạc Hồng, Con Rồng cháu Tiên được nhắc đến rất nhiều, rất khẩn thiết và nhắm đến đối tượng là các tầng lớp nhân dân lao động”.
Lời giáng bút của Bà Trưng Trắc:
Mấy thu gánh vác chữ cương thường,
Gia quốc căng căng một dạ cường.
Tay viết dân đen qua khí lửa,
Lòng đầy gan thắm giãi hơi sương.
Gió đưa một giải sơn hà lại,
Sấm những ba quân tiết nghĩa vang.
Cổ miếu hãy còn bay khói nghĩa,
Dấu thơm nước bạc gửi sen vàng
Ngâm
Thiên địa hữu tâm khai thái vũ,
Cổ giáo liệt nữ xuất hùng tư.
Ra tay xây dựng cơ đồ,
Quyên trung áo nghĩa bô bô trong mình.
Mặt trung thành dạ kiên trinh,
Đuổi xa cẩu đảng, hồ tình cho tan.
Dân vừa an, nước cũng an,
Ầm tiếng sấm giang sơn xây đắp lại,
Trung nghĩa cành mấy thu đã xơ.
Vốn nhu tư mà ngạnh khái trượng phu,
Vân Nùng lĩnh, nguyệt Bạc hồ,
Trăng phơi màu trắng, hoa phô vẻ vàng.
Gió tiêu sắt bay ngang gót ngựa,
Giải giang sơn quần chất dám khoe tài.
Nghìn thu hương phức lâu đài,
Chỉ trong tiết liệt há ngoài trung trinh.
Tiếng thơm rõ kiếm sử xanh,
Gọi là lược nói tâm tình qua qua.
May gặp thấy thiên hoa sắc nở,
Đem trung trinh giải tỏ chị cùng em.
Ca
May làm sao, vui làm sao,
Xa nghe kinh nở vẻ đào năm hoa.
Lòng lấp muốn thiên gia hầu bái,
Phận nữ nhi nào phải đấng văn nhân.
Nào tiên, nào chúa, nào thần,
Mở lòng từ mẫn ân cần dạy khuyên.
Khắp mời hết hiền viên trong nước,
Giải lòng xưa mà lạy trước thềm hoa.
Chị em tin chớ chăng là,
Đất ta lại nảy người ta một màu.
Chẳng qua kẻ trước người sau,
Cung tiên trăm lạy khấu đầu tự đe.
Vui thay xiết kể vui thay.
(Trích Tam Bảo Quốc âm chân kinh – Trần Quang Huy phiên âm)
Câu chuyện điều tra về “tiên thánh giáng bút”
Tại cuộc tọa đàm, TS Nguyễn Xuân Diện trích hồi ký của GS. Đào Duy Anh, trong bài "Tìm hiểu phong trào Thiện đàn đối với cuộc vận động ái quốc" – Kinh Đạo Nam, cho biết:
“Ông Nguyễn Ngọc Tỉnh kể lại rằng trong thời gian giáng bút và ấn hành bản kinh này thì Lý trưởng và Phó lý xã Hạc Châu sợ liên lụy nên đã báo cáo cho quan lại sở tại. Chính quyền thực dân giao cho Bùi Bằng Đoàn bấy giờ làm Tri phủ Xuân Trường điều tra. Bùi Bằng Đoàn cho vợ có sai nha đi theo đến đàn để thử, viết một tờ sớ bỏ vào phong bì kín. Hàng ngày khách thập phương qua lại để lễ và xin kinh rất đông, nhiều người sang trọng, cho nên chẳng ai để ý đến đó là bà phủ Xuân Trường.
Theo lệ, người đến lễ đặt phong bì kín lên bàn thờ, Thánh phải giáng bút chỉ tên người ấy, có đúng thì người ta mới tin. Thánh bèn giáng bút cho ngay một câu thơ rằng:
“Côn dược thiên trùng thương hải ngoại
Bằng Đoàn vạn lý tử tiêu gian”.
Dịch rằng:
Cá Côn vượt muôn trùng sóng biếc
Chim Bằng bay vạn dặm mây vàng.
Thế là chỉ rõ tên Bùi Bằng Đoàn ra bằng một câu thơ, mà các nhà Nho học giỏi đều thừa nhận là rất hay, bình thường khó có người tức tịch làm ra được, huống chi người cầm kê đây là người sức học cũng tầm thường. Bùi Bằng Đoàn do đó tin là có tiên thánh giáng bút thực, báo cáo lên tỉnh rằng đó là việc tôn giáo thực chứ không phải là hoạt động chính trị như hương lý báo. Sau đó án sát Nam Định là Mai Toàn Xuân cũng cho vợ đến lễ để đặt phong bì kín và thử như thế.
Bùi Bằng Đoàn là người Nho học có tiếng cho nên được giáng bút một câu thơ chữ. Còn Mai Toàn Xuân xuất thân là bồi Tây nên ít học, chỉ được giáng bút một câu thơ Nôm, nhưng cũng vạch rõ cả hai chữ họ tên như vẽ ra:
“Đầu cành Mai mới điểm hoa
Non sông bốn bể đâu mà chẳng Xuân?”.
Sau đó tỉnh báo cáo lên Thống sứ rằng đây chỉ là một hoạt động tôn giáo, không nên ngăn cấm. Vì thế mà bản kinh in xong vào mùa đông năm 1923 được phát hành ở Bắc kỳ, rồi sau đó được phát hành bằng chữ quốc ngữ ở Nam kỳ”.
Nguyễn Việt Chiến
Theo báo Thanh Niên, đăng ngày 11/04/2010.