TÔI MÙ?
Phụ Lục:
Chuyện Lạ Có Thật
Người mù nhìn được nhờ luyện dưỡng sinh
* Ghi chép của Phùng Nguyên
được đăng 4 kỳ liên tục trên báo Tiền Phong từ số 180 (8/9/2004) đến số 183 (13/9/2004).
*********
Kỳ I: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ HAI CÔ GÁI MÙ
Tiền phong số 180, 8/9/2004Tình cờ mà như có duyên kỳ ngộ, tôi đã lạc vào một thế giới riêng của người mù ở Hà Nội, một thế giới đầy.. ánh sáng và những điều kỳ lạ. Mắt đã hỏng hoàn toàn nhưng họ vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường, thậm chí có thể xem TV… Chẳng có phép lạ nào ở đây cả, tất cả nhờ một phương pháp dưỡng sinh thật độc đáo.
Tôi đến nhà Thu Trang , bấm chuông. Một cô gái nhanh nhẹn mở khoá cổng, mời tôi vào nhà, đang định tháo giầy thì cô bảo ngay: “Anh cứ đi vào”. Cô gái rót nước mời tôi và nói: “Em là Thu Trang”.
Nếu không có câu nói này, chắc hẳn tôi sẽ chẳng thể nào biết cô gái mình gặp đang ở trước mặt và bị mù bẩm sinh. Mới lọt lòng mẹ, Đôi mắt Trang đã gần như đóng khép với thế giới bên ngoài. Bố mẹ đưa đi chạy chữa nhiều nơi, nhưng cuối cùng đành chấp nhận thưc tế. Trang học cách sống chung với bóng tối, em vào trường Nguyễn Đình Chiểu làm quen với chữ nổi và mịêt mài ở đó hơn mười năm. tốt nghiệp PTTH, Trang khao khát thi vào đại học nhưng sự mặc cảm khiến em ngại ngùng. Rồi Trang cũng vuợt qua được chính mình để thi đậu vào khoa tâm lý của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em ghi bài bằng chữ nổi, làm thi bằng máy chữ, nhưng chưa bao giờ thua kém bạn bè trong học tập.
Năm 1999, Trang được biết một lớp dưỡng sinh có thể giúp người hỏng mắt nhìn thấy ánh sang. Trang cùng các anh chị ở Quận hội người mù Cầu Giấy tham gia.
Trang luyện tập mà vẫn bị ám ảnh bởi ý nghĩ ánh sáng đối với mình mãi mãi chỉ có trong tưởng tượng. Nhưng ánh sáng đã ùa đến. Run rẩy, choáng ngợp, Trang như được ánh sáng tái sinh. Lần đầu tiên trong đời, Trang thấy được cảnh vật xung quanh mình, nhà cửa, cây cối, xe cửa… đối với Trang, phút thiêng liêng nhất là khi nhìn thấy mặt bố mẹ và em trai. Hơn 20 năm sống trong nhà, chỉ nghe thấy giọng nói, chỉ cảm thấy bàn tay của người thân gắp thức ăn, chải tóc.. .cho mình.
Giờ đây, có những lúc trí tưởng tượng trở nên thừa thãi, tất cả đã hiện ra rõ ràng.
Kết quả Trang đạt được khiến ngay cả bản thân em cũng nghi ngờ. Bởi mắt Trang đã bị hỏng hoàn toàn và không còn hy vọng có thể chữa được.
Phương pháp tập dưỡng sinh này đã giúp em có được ánh sáng, mặc dù đó là thứ ánh sang không mấy ổn định, lúc bừng lên, có lúc lại tắt ngấm. Một ngày, thỉnh thoảng Trang có thể nhìn thấy rõ khoảng 15-20 phút, nhiều nhất là 2 tiếng, còn lại “mờ mờ nhân ảnh”. Nhưng chỉ như thế cũng đủ cho Trang làm nên những điều mà người đời rất khó tin.
Tháng 4-2000, Trang lên Côn Sơn cùng một nhóm người mù. Trong mấy ngày ở khách sạn, Trang đã làm cho các nhân viên tiếp tân ngạc nhiên khi xem đọc được những dòng chữ trên ti vi, gọi đúng tên người, đặc biệt là đi xe đạp trên những đoạn đường ngoắt ngoéo. Hôm đó Trang muợn được chiếc xe đạp mini của nhà bếp, một mình cắm cúi đạp từ tiền sảnh lượn vòng ngang qua vườn hoa, lên một cái dốc nhỏ, lượn tiếp ra cổng. Mấy người sang mắt hốt hoảng đuổi theo. Trang đạp xe khá nhanh, cứ giữa long đường nhựa hướng lên chùa…
Trang bỗng hỏi tôi: “Cuốn sổ anh màu đen, nét mực trên giấy màu xanh”. Như nhìn thấy sự ngạc nhiên chạy dài trên mặt tôi, Trang nói: “tự dưng em cảm thấy xung quanh bừng sang”. Những khoảng khắc bừng sáng như thế là những lúc Trang cảm thấy hạnh phúc nhất. Đang học trong lớp, tự dưng bừng sang, bỗng thấy hết mặt bạn bè, thầy cô bấy lâu chỉ nghe tiếng nói….. Hàng ngày, dân trong xóm vẫn thấy Trang xách cặp lên xe buýt đi học. Đó là điều bình thường đối với một sinh viên, nhưng lại không bình thường bởi cô sinh viên ấy bị mù. Trang bước lên xe buýt rất chính xác và xuống cũng vậy. Giờ đây, ánh sang như một bị thần hộ mệnh, theo sát Trang. Trang đang say mê với khoa tâm lý ở trường Đại học và có vẻ như ước mơ trở thành cô giáo của Trang cũng chẳng phải ngoài tầm với.
Tự truyện “Tôi mù?” và những điều nhìn thấy không phải bằng mắt.
Nguyễn Thanh Tú - một cô gái mù - người hướng dẫn trực tiếp cho Trang ở lớp dưỡng sinh là nhân vạt thứ hai mà tôi muốn gặp.
Ngôi nhà Tú nắm dưới bóng cây xanh mát, khung cảnh khá tĩnh lặng, thanh sạch giữa Hà Nội ồn ào, bụi bặm. Bi kịch chăng? Hay là một ơn huệ của ông trời khi cô gái hỏng mắt này lại lấp lánh thứ sắc đẹp tiểu thư kiểu “êm đềm trướng rủ màn che”. Da trắng mỏng manh, môi hồng phơn phớt, trên gương mặt sinh động ấy, só một thứ bất động. Đôi mắt. Đôi mắt ấy hoàn toàn bằng nhựa, được lắp vào để che lấp khoảng tối của một nhan sắc đã bị tước đoạt mất “cửa sổ tâm hồn” từ khi còn tấm bé. Tú mắc bệnh Glô-com bẩm sinh, mới cất tiếng khóc chào đời từ nhà hộ sinh đã bị đưa thẳng tới Viện mắt. Chạy chữa nhiều nơi, nhưng Tú cũng chỉ đi học được đến lớp 5 thì phải bỏ vì mắt kém quá. Năm 14 tuổi, nhãn áp tăng quá cao, bác sỹ khuyên nên bỏ hẳn đôi mắt. sau mười lần mổ, Tú buộc phải thay mắt nhựa. Lúc đó, cô gái ở độ tuổi trăng rằm này hoàn toàn bị một thứ bong tối bất động vây bủa, tưởng chừng như cuộc đời mãi mãi không bao giờ được thấy ánh sang.
Nhưng ánh sáng đã loé lên, dẫu đó là “ánh sang cuối đường hầm.. .” Tháng 10/1994, Tú được giới thiệu lên Hội người mù Việt Nam để tiếp cận một phương pháp tập gì đó có thể mang laij ánh sang. Người thầy mà Tú không nhìn thấy mặt đã tận tình hướng dẫn, đã soi vào cô thứ ánh sang ấm áp của tình người, làm cho cô tin và cô kiên trì tập.
Ròng rã mấy tháng trời, một ngày Tú thấy không gian bừng lên. Từ chỗ nhìn còn mờ ảo nửa mơ nửa chực, dân dần Tú đã thường xuyên nhìn rõ các sự vật. Cô gái đã bị bỏ cả hai mắt này nói bằng chất giọng nhỏ nhẹ mà tôi bỗng thấy giật mình: “Bây giờ, em không còn là người mù nữa”.
Ánh sang đã cho Tú những giờ phút giữa đời thường mà đối với người mù là cả một niềm ao ước.
Có lần Tú ngồi trong nhà, nhìn ra ngoài vườn và thấy bóng trăng in trên chiếc sân gạch rộng, những vệt sáng lui dần từ hang gạch hoa bên trong đến mép hang hiên. Cô ngắm trăng, theo dõi trăng di chuyển, dát ánh sáng mỏng ở các vòm cây hồng xiêm, cây khế, cây roi chiếu lọt qua cành lá xuống đất. Tú vẫn thường ngồi “ngắm” gương mặt mái tóc của mẹ, chỉ ra những nếp nhăn mới, những sợi tóc bạc ở vùng nào. Đó là những giờ phút thanh thản nhất của Tú. Tôi đã biết được điều này khi đọc được cuốn tự truyện dày trên trăm trang mà Tú viết như một sự tri ân với đời, với người thầy đã mang đến cho cô ánh sáng. Cuốn tự truyện mang tên “Tôi mù?” thoạt đầu được viết bằng chữ nổi, sau đó có người “phiên dịch” lại.
Không có những đoạn văn bay bướm, không có những tình tiết gay cấn,”Tôi mù?” đưa người đọc vào thế giới nội tâm đầy uẩn khúc của một cô gái sớm chịu cảnh bất hạnh. Mắt hỏng từ khi chào đời, tuổi thơ lại thêm nỗi phải mất mát lớn khi bố mất vì một tai nạn giao thong thảm khốc. Một mình mẹ tần tảo nuôi ba chị em gái. Mẹ và hai chị rất chiều nhưng Tú vẫn cảm thấy buồn bởi ý nghĩ mình là người vô tích sự.
Thứ bóng tối u u minh minh làm cho Tú gần như sắp trở nên tàn phế về mặt tinh thần.
Thoát khỏi nô lệ của bóng tối, Tú tình nguyện đến lớp học hướng dẫn cho những người mù đến sau.
Những người mù trong lớp học ấy, ai cũng đau khổ, nhưng đau khổ theo những cách khác nhau… Giữa một buổi sáng mát trong đầu thu, tôi cảm thấy đôi mắt nhựa của Tú có hồn chực chỏ xuống khi nghĩ về những người mù tận khổ ấy. Bóng tối vĩnh cửu sẽ theo họ sang tận thế giới bên kia, nếu như hị không tìm thấy nguồn sáng từ một phương pháp dưỡng sinh.
Bài tập dưỡng sinh đó thực chất là gì? Thú thật, trên đường tới gặp ông – tác giả phương pháp dưỡng sinh đó – tôi cũng bán tín bán nghi…
Phùng Nguyên
**********
Kỳ II. NGUỒN GÓC ĐIỀU KỲ DIỆU VÀ SỰ CỨU RỖI NHỮNG NGƯỜI MÙ.
Tiền phong số 181, 9/9/2004Tóc đã pha sương, lông mày bạc trắng, người gầy như hạc, trông ông giống một ẩn sỹ. Ẩn sỹ trong nghôi nhà nhỏ ở một nhõ hẻm Hà Nội. Chẳng ngờ người đem đến ánh sáng cho Trang, cho Tú … là một hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyên Bình.
Nhỏ nhẹ, có khi rủ rỉ, nhà văn trò chuyện với tôi về cái cơ duyên đã khiến ông bỏ cả văn chương để đi vào một con đường chưa ai đi, làm cái việc chưa ai kiểm chứng…
Tình cờ nhắm mắt… nhìn rõ sự vật
Năm 1994, bà Tưởng vợ nhà văn Nguyên Bình bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình rất nặng. Bà Tưởng có khi cả tháng không ra khỏi giường, cả năm không ra khỏi nhà. Bệnh này không có thuốc đặc trị. Lúc đó, một số người bạn về hưu đã khuyên Nguyên Bình nên đi học môn Tĩnh công ý thức để về dạy cho vợ, may ra khỏi bệnh. Không tin lắm, nhưng có bệnh thì vái tứ phương, Nguyên Bình cũng lặn lội lên Côn Sơn để học Tĩnh công ý thức.
Tĩnh công ý thức có ba nội dung: thực pháp, linh pháp, hư pháp.
Nguyên Bình chỉ xin học thực pháp. Học được 5 hôm, ông đã có phần hơi chểnh mảng cái “món” ấy. Thế rồi một sáng nọ, ông dậy sớm hơn theo thói quen, đi một vòng rồi ngồi tập. Tập được một lúc bỗng nhiên thấy sáng bừng lên, căn phòng cũng sáng bừng lên, tất cả các đồ đạc hiện ra cực rõ. Ông mở choàng mắt, thấy xung quanh trời vẫn tối đen. Nhắm mắt lại, một lúc sau lại thấy không gian bừng sáng. Ông lờ mờ hiểu ra rằng mình đang nhìn bằng con mắt thứ ba mà mà nhà phật vẫn gọi là Huệ nhãn.
Kể từ cái buổi sáng tinh mơ kỳ lạ đó, Nguyên Bình bắt đầu tin và chăm chỉ tập luyện. Tự nhiên ông phát hiện thấy mình nhắm mắt vẫn xem được ti vi. Người ta không tin bịt mắt ông rất chặt, viết chữ đố ông đọc. Viết chữ gì ông đọc được chữ đó. Chẳng hiểu sao lúc đó trong đầu ông loé lên một ý nghĩ: mình thế này chắc chắn người mù cũng có thể nhìn đươc. Chẳng ngờ cái ý nghĩ đó đã cột chặt Nguyên Bình với thế giới người mù từ bấy đến nay và có lẽ đến hết đời.
Tháng 10/ 1994, ông tìm đến Hội người mù Việt Nam gặp Phó Chủ tịch hội Trần Công Nhuận đề nghị một số người mù tình nguyện luyện tập. Ngày 28/10, 5 người mù tham gia buổi tập đầu tiên, trong đó có cụ Trần Công Nhuận và Nguyễn Thanh Tú. Tập được ít lâu, cụ Nhuận già cả hom hem là thế mà lại vượt lên tất cả, nhìn thấy ánh sáng đầu tiên.
Một ngày cuối tháng 10/1994, nằm trên giường bệnh, cụ tiếp chuyện một người quen đến thăm. Chợt lóe lên thứ áng sáng soi rõ trang phục người đó mặc: áo bay màu xanh rêu, quần sẫm. Cụ hỏi cho rõ. Ông khách rất ngạc nhiên. Thế rồi, cụ già ở tuổi xưa này hiếm đã hạnh phúc đến run rẩy khi nhìn rõ mặt bà vợ kém mình hai mươi tuổi, người đàn bà hơn 30 năm chung sống cụ chỉ được thấy bằng tay
Có một con người như thế!
Sự kiện cụ Nhuận đã chứng tỏ Tĩnh công ý thức có tác dụng đối với người mù, nhưng Nguyên Bình tự nhiên vẫn có dự cảm cái “món” này vẫn chưa “hợp khẩu vị” họ lắm. Trong giấc ngủ sâu đến tận cùng ở đêm Côn Sơn tĩnh lặng như thời của thi sỹ Ức Trai, vô thức của ông nhà văn già giường như được chỉ dẫn, mách bảo. Ông đã cảm nhận như vậy và trên cơ sở đó sáng tạo ra một bài tập dưỡng sinh mới.
Bài tập này càng đi lên lại càng đơn giản, khác hẳn với một lẽ thông thường của sự học là càng đi lên càng khó. Sụ thần diệu đến sau đó
không lâu.
Những người mù tập luyện hầu hết đều nhìn thấy ở các cấp độ khác nhau, có thể chia làm 3 mức:
1. Thỉnh thoảng nhìn được chút ít trong thời gian rất ngắn;
2. Nhìn được nhiều lần trong ngày, lúc rất rõ, lúc mờ, chưa sinh hoạt được như người sáng mắt;
3. Thường xuyên nhìn được, bước đầu sinh hoạt lúc như người có thị lực tốt, lúc như người sắp lòa.
Một phương pháp dưỡng sinh mới được khai sinh nhưng Nguyễn Bình chưa biết đặt tên là gì. Anh Hoàng Văn Bạo – thương binh hỏng mắt – đã vui vui gọi phương pháp này là “mặc nhiên công”. Nhưng tên chính thức trên giấy tờ là “dưỡng sinh phục hồi chức năng” DSPHCN.
DSPHCN không chỉ giúp cho người mù nhìn thấy ánh sáng mà bà vợ đang liệt giường bởi rối loạn tiền đình lẫn thiểu năng tuần hoàn não đã hồi trở lại. Bà Tưởng sau một thời gian luyện dưỡng sinh, bắt đầu có thể đi lại sinh hoạt bình thường. Rồi bà đi chợ, nấu cơm, rồi bà đi xe máy về quê cách Hà Nội 100km…
Nhìn thấy cái nguyên cứ đẹp đẽ của công việc mình làm là giúp cho những người cố cùng nhất của xã hội tìm được nguồn sáng, Nguyên Bình “thừa thắng xông tới”. Môn dưỡng sinh của ông được các hội viên Quận hội người mù Hoàn Kiếm, rồi Cầu Giấy theo học, cả thảy có 42 người và hơn nửa đã được ánh sáng cứu rỗi, thoát khỏi bóng tối.
Nguyên Bình bận rộn hơn, nhưng việc làm của ông vẫn mang tính chất “vác tù và hàng tổng” chứ chẳng nệ chuyện tiền nong. Không những thế, ông nhà văn già ấy còn mang tiền của nhà ra phục vụ cho cái mà nhiều người cho là viễn vông.
Gần 10 năm nay, biết bao nhiêu chuyến đi Côn Sơn, ông đều bao cho các học trò mù trọn gói từ chỗ ăn chỗ nghỉ đến tiền xe. Mỗi lần như thế trên dưới 10 triệu đồng. Mà ông giàu có gì đâu, vợ về “ một cục”, chồng cũng gần như thế, mấy trăm bạc lương nuôi 2 người con học đại học. Thế là cả mảnh đất khá rộng rãi ở Hà Nội được bán dần, chỉ giữ lại một ngôi nhà con con để ở. Tiền bán đất phần để vợ chữa bệnh, phần cho lớp dưỡng sinh … Không biết có nên buồn không khi Nguyên Bình có một công việc được người đời cho là đẹp, sang, kiếm tiền cũng được là viết văn, viết báo, thì từ khi “dan díu” với thế giới người mù ông không viết nữa. Không muốn viết. Một số bạn văn nghĩ rằng ông đã trở thành gàn dở, hâm hâm.
Ông trời lại muốn “chơi ác” Nguyên Bình hay sao mà bỗng dưng đổ vấy cho ông một căn bệnh hiểm nghèo. Đầu năm 2003, ông hãi hùng khi đi tiểu ra máu tươi, rồi máu đông thành cục. Người “chỉ béo hơn chiếc xác ướp một chút”. Đi khám thấy một khối u to 3,2-3.8cm. Tình cảnh lúc đó giống như câu thơ mà Nguyên Bình lẫn ông bạn nối khố, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, rất tâm đắc:
“Anh hoang mang khi chưa nắm được tình hình;
Nắm được tình hình lại rất hoang mang”.
Hoang mang ngay cả khi sờ sờ ra đó môn dưỡng sinh phục hồi chức năng đã chữa khỏi cho vợ ông hai căn bệnh hiểm nghèo. Bác sỹ bảo: “Ung thư bàng quang, phải mổ”. Nếu mổ,cả gia đình vốn đã chẳng dư dả gì của ông nhà văn già sẽ bị lao vào cơn lóc xoáy “chạy tiền”, cho đến khi cạn kiết sức lực. “Tuổi tôi cũng chết được rồi, văn chương cũng chỉ đến thế thôi. Nhưng còn thiết sống vì hai đứa con đang học đại học, công trình về người mù đang dang dở.
Rồi tôi chợt nghĩ mình có thể làm cho người mù sáng mắt. tại sao lại không chữa được bệnh cho mình”. Ông rít thuốc nhả khói. Cách đây mấy tháng thôi, ông làm gì có được phong thái nhàn nhã đó. Còn chút sức lực nào phải dồn cho cuộc vật lộn với thần chết.
“Vũ khí” vẫn là DSPHCN. Ông tập hàng giờ hàng ngày. Tập đến độ tinh thần lẫn thể xác rơi vào trạng thái trống rỗng. Tập trong vô vọng mà cũng đầy hy vọng. Bệnh dần dần lui. Ông không còn đi tiểu ra máu nữa, trọng lượng trở lại bình thường. Đầu óc thanh thoát trở lại, cộng với chút kiêu hãnh của kẻ chiến thắng, ông ngồi viết bút ký “Thần chết, chào nhé” cho báo Văn nghệ. Ông nói như đinh đóng cột rằng 10 năm qua, những người mù lẫn người sáng tập phương pháp dưỡng sinh này đều khỏi được các chứng bệnh, sức khoẻ nâng lên rõ rệt.
DSPHCN là gì?
Nguyên Bình khẳng định phương pháp này gạt bỏ, xa lạ với cái gọi là thế giới tâm linh hay các thế lực siêu phàm. Bản chất của DSPHCN chỉ đơn giản là những phương pháp thở, làm thế nào để nhịp thở của cơ thể hoà điệu với vũ trụ. Chính sự hoà nhịp đó sẽ đánh thức những tiềm năng to lớn, giúp giải mã thông tin của các giải pháp Tự Nhiên vốn có ở con người.
Tự nhiên không bó tay trước một trục trặc nào của sự sống.
Vì sao người mù đã bỏ cả hai mắt vẫn nhìn thấy được? GS.BS Vi Huyền Trắc giảng dạy ở Đại học Y Hà Nội hơn 40 năm nay đã cất công theo Nguyên Bình và các học trò của ông vào Côn Sơn nhiều lần để tìm câu trả lời cho hiện tượng lạ này. Ông Trắc đã quả quyết với tôi rằng người mù thấy ánh sáng nhờ tập dưỡng sinh là có thật, ông đã tận mắt chứng kiến. Theo ông, người mù nhìn được liên quan đến hoạt động của tuyến tùng. Tuyến tùng nằm ở trung tâm não, Tây y coi đó là nơi điều hoà nước của cơ thể, còn đối với Đông y, đó là kho thông tin vô tận và khi cần có thể thay thế một số chức năng của não.
DSPHCN với những nhịp thở đã gõ cửa tuyến tùng, mở ra con mắt thứ ba. Lý thuyết để giải thích cho hiện tượng người mù nhìn thấy ánh sáng có vẻ đơn giản quá chăng? Nhưng bản thân Nguyên Bình không phải là nhà lý thuyết, ông đi từ thực tế và có những điều bản thân ông hình như cũng đang cần sự lý giải của các nhà khoa học. Ông làm người ta “sắp tới, nhưng người mù sẽ lên Côn sơn luyện tập. Anh chưa tin lắm, muốn biết rõ hơn nên lên đó một chuyến”. tò mò, háo hức, một ngày cuối tháng 8, tôi nhằm hướng Côn Sơn thẳng tiến…
Phùng Nguyên
*********
Kỳ III: ĐÊM CÔN SƠN, NGẮM TRĂNG VỚI CÔ GÁI MÙ
Tiền phong, số 182, 10/9/2004
Cô đứng bên hồ nhìn vầng trăng đang lay động dưới làn nước mờ mờ… Người mù ngắm trăng, chuyện thật như đùa, chuyện thật như mơ. Trong đêm Sôn Sơn thanh tĩnh như cái thời Nguyễn Trãi ẩn dật nơi đây, lòng tôi rộn lên nỗi hoang mang. Trái đất này xưa lắm, cuộc sống cả triệu năm qua cũng xưa lắm, nhưng vẫn còn những miền, những cõi lạ chăng?
Một ngày thu tháng 8, trời Côn Sơn xanh leo lẻo. Tôi vừa bước vào cửa khách sạn, Tú nhìn thấy và gọi tên. Nhóm người mù đã lên đây từ mấy ngày trước, như đã có 6 người: Tú, anh Bạo, anh Hạ, chị Nhung, bé Hiếu Ngân và nhà văn Nguyễn Bình. Từng ấy ở trong hai căn phòng vào loại kém tiện nghi nhất ở khách sạn Công đoàn, giá chỉ 50 nghìn cho một ngày đêm. Nhưng trong hai căn phòng tồi tàn ấy, tiếng nói cười cứ vang lên rộn rã. Mọi người đang đố anh Bạo tìm cho ra quả bưởi trong phòng.
Không mất nhiều thời gian lắm, người đần ông hỏng mắt đã tìm được quả bưởi đặt trên giường và miêu tả thêm: “Bưởi chín vàng, trông ngon quá”. Chẳng biết số phận đã mỉa mai hay thương xót, anh thương binh Hoàng Văn Bạo bị mù nhưng có đôi mắt rất đẹp. Đôi mắt nâu hiền hậu này đã tắt ánh sáng vào năm 1979, khi đó Bạo bị chấn thương não vì sức ép của bom ở mặt trận phía tây. Chạy chữa nhiều nơi, song các chuyên gia hàng đầu về mắt cũng đành bất lực.
Năm 1995, Bạo tham gia DSPHCN, được một thời gian, anh bắt đầu nhìn thấy ánh sáng trong niềm vui khôn tả của vợ con. Vẫn còn lởn vởn chút nghi ngờ, mỗi lúc cả nhà xem ti vi, vợ con thường sát hạch Bạo đại loại như: Người đang nói mặc áo gì? Cầu thủ đá bóng vào góc nào của sân?... Bạo thường vượt qua các đợt sát hạch đó không mấy khó khăn. Trong buổi chiều ở Côn Sơn, khi câu chuyện đã trở nên cởi mở, Bạo đã tả lại gương mặt và đoán gần đúng tuổi của tôi, còn chua thêm một câu như muốn đánh tan mọi nghi ngờ: “Chiếc áo xanh cậu mặc đang dính bụi đường”. Ôi chà, người sáng mắt đôi khi cũng đâu có được cái nhìn vi mô như thế.
Anh thương binh Văn Hạ người to như hộ pháp, hai mắt vị mù đã bỏ hẳn, bỗng dưng nói một câu đầy cảm thán: “ Trời hôm nay đẹp quá!”.
Hạ đang đùa, hay đang tưởng tượng? tôi tự nhủ.
Hạ nói tiếp: “Mây chỉ có lơ thơ mấy đám”.
Tôi nhìn ra ngoài của sổ, thấy vòi vọi một khoảng trời xanh thẳm, vài đám mây trắng như bong đang lững lờ trôi. Mọi người tán thưởng cái nhìn chính xác đó và đố Hạ tìm được gói kẹo xanh. Một lúc sau anh đã tìm được gói kẹo ở vali của Tú. Chẳng có ai ngạc nhiên, ngoài tôi. Đó chỉ chuyện thường ngày của những người mù đang luyện “Mặc nhiên công”. Hạ được coi là một trong những người có kết quả chậm nhất trong nhóm, nhưng rốt cục anh cũng nhìn được, một cách nhìn rất đặc biệt. Theo nhà văn Nguyên Bình kể lại, Hạ thường chỉ thấy những vật đơn lẻ. Có lúc đứng trước một mảnh vườn, cảnh vật ở gần bị xoá nhưng anh nhìn thấy hàng cây ven đồi phía xa, biết đó là cây gì. Mọi người thắc mắc về cách nhìn của Hạ, chính bản thân anh cũng không giải thích được. sau này, suy nghĩ thấu đáo , anh nói: “Tôi tự biết những gì cần biết”. Chẳng phải vòm trời xanh kia có phải cái mà Hạ cần biết, nhưng sự tự biết của anh thật khó nghi ngờ.
Đến giờ ăn, nhóm người mù bước xuống cầu thang. Cầu thang độ dốc lớn, có đoạn cua rất gấp, nhưn họ đi đầy tự tin, chẳng hề vấp ngã hay luống cuống. Đoạn đường vào nhà ăn khá dài, tất cả đều đi đúng hướng, tìm được vào đúng bàn ăn của mình.
Nhà văn Nguyễn Bình hỏi: “Tú thử nói xem hôm nay có những món gì?”.
Tú nhìn một lúc rồi nói: “Có trứng rán, đậu phụ, rau muống luộc”.
Anh Bạo bổ sung: “cả thịt gà nữa”. Tú tỏ vẻ nghi ngờ: “Hình như là thịt ngan thì phải, thấy thớ thịt dày lắm”.
Mâm cơm đúng như Tú và anh Bạo tả, chỉ còn sót bát nước rau chưa được hai người nhắc đến. Họ bắt đầu ăn. Không có chuyện thức ăn rơi vãi, không gắp nhầm, nếu những đôi đũa bớt run, bớt ngập ngừng thì đó hoàn toàn là bữa ăn của người sáng mắt. Trong những bữa cơm như thế này, đã xảy ra những chuyện lạ như người mù… gắp thức ăn cho người sáng mắt.
Chuyến du hành Côn Sơn lần này, thiếu TS. Chu Xuân Anh giảng dạy ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội – thành viên của nhóm gần chục năm. Nhưng lúc ăn cơm ở Côn Sơn, Tú, anh Bạo, anh Hạ vẫn thường trông thấy chiếc đầu hói bóng loáng, nước da con gái của vị tiến sĩ mù. Em bé đang được mẹ bón cho ăn bên cạnh tôi tên là Hiếu Ngân, vẫn thường được gọi là Chíp, chưa đầy 2 tuổi, thành viên bé nhất của nhóm. Chị Hạnh, mẹ bé Chíp, kể cho hay ngọn nguồn vì sao mà đứa con thơ dại của mình chưa một lần được nhìn thấy ánh sáng. Mới mang thai được 7 tháng, Hạnh đã sinh bé Chíp. Vì đẻ non nêm phải nuôi Chíp trong lồng kính, cứ tưởng rồi mọi chuyện cũng tốt đẹp, nào ngờ, bé Chíp mãi vẫn không nhìn thấy gì. Hạnh thực sự bị sốc khi nghe bác sỹ bảo Chíp mắc rất nhiều chứng bệnh về mắt, toàn là bệnh y học đang phải bó tay. Đây là lần thứ 2, Hạnh mang Chíp lên Côn Sơn, để đón không khí trong lành. Tĩnh lặng, để chuẩn bị cho con một cuộc trường chinh tìm về với ánh sáng như Tú, anh Bạo, anh Hạ đã từng trải qua. Còn Nhung, cô gái đang luôn tay xới cơm, gắp thức ăn cho cả nhóm cũng đã trải qua những ngày tháng luyện tập dài dằng dặc để hôm nay không còn phải làm nô lệ cho thuốc men và bóng tối.
Đêm Côn Sơn êm như nhung, thoang thoảng gió mát và tiếng thông reo. Trăng sau rằm tháng bảy đã vẹm đi, treo chếch chếch trên hồ nước mênh mang. Tú đi ngắm trăng. Cô đứng bên hồ nhìn vầng trăng đang lay động dưới làn nước mờ mờ. Rồi ngước lên nhìn trời cao, thấy cả không gian ngập tràn ánh bạc. Những gì sau đó Tú kể lại hoàn toàn đúng như tôi chứng kiến. Người mù ngắm trăng, chuyện thật như đùa, chuyện thật như mơ. Trong đêm Côn Sơn thanh tĩnh như cái thời Nguyễn Trãi ẩn dật nơi đây, lòng tôi rộn lên nỗi hoang mang.Trái đất này xưa lắm, cuộc sống cả triệu năm qua cũng xưa lắm, nhưng vẫn còn những miền, những cõi lạ chăng?
Cũng đêm hôm đó, tôi được chứng kiến nhóm người mù tập dưỡng sinh. Họ ngồi im lặng và tập thở. Chỉ thế thôi, không có gì lạ cả. Phương pháp DSPHCN càng tâp lại càng thấy đơn giản, ở tư thế nào, ở điều kiện nào cũng có thể tập được.
Sáng hôm sau, cả nhóm đi lên chùa Côn Sơn. Tú, anh hạ, anh Bạo, chị Nhung đều nhận xét hôm nay trời rất đẹp, nắng vàng rục rỡ. Họ bước trên con đường rải nhựa, xe máy xe đạp qua lại khá nhiều. Không cần dắt, không cần chỉ dẫn, họ tự định hướng đi khá chính xác. Đối với nhiều người mù, gậy là vật bất ly thân, nhưng anh Hạ, anh Bao đã “làm lễ hạ gậy” từ lâu lắm. dọc đường, tôi hỏi: “Cả nhóm thủ nói xem cái gì trước mặt?”. Anh Bạo trả lời ngay: “Một cái ba rie, và ba chiếc biển”. Tôi xác nhận và cũng chẳng còn gì để bổ sung. Chẳng mấy chốc đã đến chùa Côn Sơn, mọi người ngồi nghỉ dưới hàng cây. Tú bỗng chỉ xuống đất, nói như reo: “Con kiến, con kiến đen đang bò”. Theo tay Tú chỉ, tôi thấy một con kiến đen chạy dưới bóng nắng. Tôi đọc chi tiết Tú bắt kiến ở Côn Sơn trong cuốn tự truyện của cô, thú thực cũng bán tín bán nghi, nhưng giờ đây, mắt thấy tai nghe, chẳng thể nào nghi ngờ cho được.
Trên tay anh Hạ có đồng hồ đeo tay khá đẹp, để làm “cảnh” chăng? Tôi thủ hỏi: “Mấy giờ rồi anh Hạ?”. Hạ nhìn đông hồ, đáp: “9 giờ 15”. Tôi nhìn kĩ vào đồng hồ của hạ. Đúng 9 giờ 15. Trên đường về, chúng tôi có rẽ vào quán nước và một lần nữa anh Bạo lại gây ngạc nhiên khi chỉ đúng ngấn bia trên cốc…
Ngay cả với người giàu trí tưởng tượng những chuyện trên đây có lẽ cũng khó tin. Trước khi lên Côn Sơn, tôi vẫn thường trực sự hoài nghi để rồi qua một ngày đêm “ba cùng” với họ, mới ngộ ra rằng những hiện tượng lạ đó là có thật. Nếu chỉ vì nó lạ, chỉ vì nó chưa từng có mà phủ nhận, chối bỏ, chẳng hoá ra tước mất cơ hội tìm đến ánh sáng của biết bao người mù ư?
Tú, anh Bạo, anh Hạ, chị Nhung… những người nghèo hai con mắt ấy, đã tìm được nguồn sáng bằng nghị lực, bằng khát vọng, chứ chẳng nhờ vào cái gì đó tựa như siêu nhiên.
Theo GS. Vi Huyền Trắc, phương pháp DSPHCN của nhà văn Nguyễn Bình có thể mở ra con đường nhìn thấy ánh sáng cho người mù ở Việt Nam và cả… thế giới.
Nhưng trước hết, cần giúp nhóm người mù đang theo DSPHCN có một điều kiện luyện tập thật tốt, tỷ như cho họ một trang trại nho nhỏ yên tĩnh để không còn bị phân tâm vào những ồn ào phố xá, cơm áo gạo tiền… Một thời gian sau, mời các nhà khoa học trong và ngoài nước đến chứng kiến, kiểm nghiệm. Nếu kết quả tốt, lúc đó hãy nhân rộng mô hình này.
Nguyên Bình chẳng hề nghi ngại chuyện bắt tay với các nhà khoa học để xoá mù. Ông cho tôi hay, chuyến đi Côn Sơn lần này nhằm gỡ một chỗ còn vướng trong DSPHCN, đó là người mù nhìn vẫn còn chập chờn, lúc rõ lúc không. Khi đã gỡ được rồi, ông dự định sẽ công bố rộng rãi phương pháp của mình. Ông nhà văn vùa chiến thắng thần chết ấy giờ đây tiền đã cạn, sức đã kiệt, nhưng vẫn cùng những người mù đi về phía ánh sáng. Tôi cứ tin rồi đây họ sẽ không còn là những người lữ hành cô độc.
Phùng Nguyên
*********
Kỳ cuối: NHỮNG NGƯỜI NHÌN XUYÊN… ĐỒ VẬT, VƯỢT KHÔNG GIAN
Tiền phong số 183, 13/9/2004
Càng đi sâu vào thế giới của những người mù ấy, tôi càng phát hiện ra những điều kỳ diệu mà mình mới chỉ thấy trong… phim khoa học viễn tưởng. Bạn đã từng chứng kiến người mù nhìn xuyên tường chưa? Khó tin nhưng lại có thật, một sự thật đã phần nào được kiểm chứng và luôn sắn sang để cho sự nghi ngờ kiểm chứng. Hôm ấy, ở Côn Sơn , cô gái mù Nguyễn Thanh Tú đã bình thản liệt kê trong chiếc cặp làm việc của tôi có những gì…
Chiếc cặp của tôi để ở tủ, trong một căn phòng của khách sạn Công đoàn, cách phòng Tú chừng 50 mét. Chẳng phải nghĩ ngợi, Tú nói ngay: “Trong cặp anh có một chiếc máy ảnh, một máy ghi âm, một túi tài liệu. hai cuốn sổ và một phong kẹo cao su”… Tú nói cứ như đang mở chiếc sặp tôi ra vậy. Tôi cảm thấy gai gai người, cố hỏi thêm: “Chiếc cặp màu gì, kích cỡ ra sao?”. “Cặp sẫm màu, hơi to bản”. Sự ngạc nhiên làm tôi im lặng đi, nhưng anh Bạo, anh Hạ, nhà văn Nguyễn Bình… vẫn xem như chẳng có gì lạ cả. Đối với họ, điều lạ đó đã trở thành chuyện thường ngày. Trong thời gian ở Côn sơn, tôi đã tận mắt thấy những ngưồi mù thể hiện khả năng … nhìn xuyên qua sự vật, nhìn xuyên qua những giới hạn của không gian. Khả năng kỳ diệu ấy cứ phat lộ một cách tự nhiên, chẳng phô bày cũng chẳng giấu mình. Buổi tối hôm đó, mọi người đó anh Hạ nhìn xem gói kẹo đặt ở vị trí nào trong chiếc vali. Mở vali ra tất cả đều thừa nhận Hạ đã đúng. Đó vẫn là chuyện “vặt”, bởi hàng ngày họ vẫn đố nhau xem trong túi áo của Nguyễn Bình có bao nhiêu tiền, trong ấm trà có bao nhiêu nước… Thậm chí khi ở nhà, Tú vẫn thường nấu canh, bơm nước… theo cách chẳng giống ai. Cô chỉ cần ngồi một chỗ, nhìn xem bể nước trên nóc nhà khi nào đầy, nồi khi nào sôi mới chịu đứng dậy. Quy trình đó sứ chính xác răm rắp như một dây chuyền công nghiệp.
Anh Bạo - người đàn ông mù có đôi mắt dẹp, đang ngồi yên lặng bên cửa sổ kia, đã từng lập một chiến tích càn ly kỳ hơn truyện trinh thám của Conan Doyler. Sự thể thế này, chồng một người bạn của chị Hằng - vợ Bạo - bị mats tích. Người nhà đổ đi khắp nơi tìm kiếm, báo công an, nhưng đã hai ngày đêm mà vẫn bặt vô âm tín. Nghe nói về khả năng của Bạo, người vợ kia đến nhờ Bạo tìm giúp với hy vọng rất mong manh. Bạo tập trung nhìn và dần nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông say rượu đi ngất ngưởng, ra nghế đá hồ Hale ngồi. Ngồi một lúc rồi từ từ đi xuống nước và chìm luôn. Bạo chỉ cho người nhà của người đàn ông xấu số đến hồ Hale. Theo đúng vị trí của Bạo chỉ, họ đã tìm được thi thể của người đàn ông nọ. Chuyện có thật mà nghe cứ nổi cả da gà. Hay như tiến sĩ vật lý Chu Xuân Anh – chưa một lần vào phòng của nhà văn Nguyên Bình, xác đồ đạc trong phòng, còn chỉ ra rằng ông thầy của mình ăn ở cũng hơi bừa bộn. Đặc biệt hơn, TS. Anh còn có khả năng đoán đúng giới tính của các bào thai… khi mới thụ tinh và đoán được ngày sinh. Qua nhiều lần kiểm chứng, gần như lần nào ông Chu Xuân Anh cũng đúng. Những người mù trong nhóm vẫn nói đùa có lẽ phải giới thiệu vị TS. Này sang giúp bệnh viện Phụ sản.
Tôi còn nhớ như in buổi sáng đến nhà Thu Trang – sinh viên của khoa tâm lý trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Sáng đó, tự nhiên Trang hỏi tôi: “Hôm qua, gọi điện cho em, anh ở trong một căn phòng có nhiều tủ tài liệu, chiếc điện thoại màu trắng, đúng không?”. Những miêu tả đó hoàn toàn đúng, song cứ nghĩ đó chỉ là suy đoán của một cô gái giàu trí tưởng tượng nên tôi không mấy để ý. Nhưng tôi hơi bị giật mình khi Trang nói như thể cô mới đến nhà tôi: “Căn phòng của anh có chiếc máy vi tính, trên máy vi tính để cả nước màu trắng, cạnh tượng đài chiến sĩ Điện Biên bằng đông”. Rồi Trang rụt rè tiết lộ: cô có khả năng nhìn được rất xa, nhìn xuyên qua những vật cản. Buổi sáng, ở cơ quan, mẹ vẫn hay gọi điện về cho Trang, khi nói chuyện, Trang thường tả lại rất đúng phòng làm việc của mẹ, tỷ như hôm nay có bình hoa hồng mới, những ai đang ở đó… Cô bạn thân gọi điệnđến, Trang có thể biết bạn đang làm gì mà không cần phải hỏi. Trí tò mò đã “kích động” tôi “xui” Trang gọi điện cho Thanh Tú. Tôi nghe họ trò chuyện với nhau và khi kết thúc đàm thoại, Trang bảo: “Chị Tú hôm nay mặc chiếc áo in những bong hoa hồng nhỏ!
Với cái nhìn xuyên thấu còn hơn cả tia X-quang, những người mù ấy tiềm khả năng chuẩn đoán bệnh hết sức kỳ diệu. Cách đây chưa lâu, ông Hội ở khu điều dưỡng thương binh hỏng mắt Hà Nội bị ung thư đại tràng, bệnh viện K đã trả về trong tình trạng hôn mê sâu, suy tim mạch, huyết áp không đo được. Mọi người đã chuẩn bị lo hậu sự. Anh Bạo liền gọi Tú đến, hai người phân công: Tú sẽ tìm cách cắt cơn đau, còn Bạo trợ tim cho ông Hội. Một luc sau, ông Hội tỉnh lại và đòi ăn… Sự hồi phục rất nhanh đó khiên Khu điều dưỡng thương binh phải đưa ông Hội trở lại, cũng với nỗi thắc mắc: “Tại sao bác sĩ bảo bệnh nhân sắp “đi” mà bây giờ lại khoẻ trở lại?”. Cả Bạo lẫn Tú đều khặng đinh ông Hội không bị ung thư, người ta đã cắt nhầm mất mấy khúc ruột của ông. Sau đó, ông Hội đã đi nối ruột và sống thêm được 6 năm nữa. Ông mất ở tuổi 75. Đối với tất cả các ca ung thư, nhóm người mù nhẩn đoán chính xác 100%. Sự chẩn đoán đó nhiều khi hơi “kênh” so với kết quả của bệnh viện, nhưng thực tế đã chứng minh họ đúng.
Dạo nọ, nhóm chữa khỏi bệnh khản giọng cho bà Lý Lệ Hoa, vợ ông Nguyễn Công Quang nguyên Cục trưởng Cục phục vụ Ngoại giao Đoàn. Thấy hiệu nghiệm quá, ông Quang mới khẩn khoản mời cả nhóm chẩn đoán cho một ông bạn tên là Hankẻ người Đức, không biết bị bệnh gì mà cứ luội dần đi. Bữa đó, nhóm người mù tập trung ở sân khu điều dưỡng thương binh Hà Nội để khám cho Hanker. Cuối cùng, tất cả thống nhất: Hanker đang bị xơ phổi. Ông Tây này đã ngạc nhiên lẫn thán phục, rút ngay ra 200 đôla để tặng cho nhưng họ đã từ chối không nhận. Chuyện đại loại như vậy còn nhiều nhưng khả năng kỳ lạ đó không phải là “đặc ân” dành riêng cho người mù mà bất cứ ai luyện DSPHCN đều có thể có được. Đó là trường hợp của hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng một tên tuổi trong giới mỹ thuật. ÔngThượng bị bệnh rối loạn đồng hồ sinh học, các té bào hết thời gian làm việc cũng không chịu “về hưu” trong khi các tế bào mới lại chưa đủ tuổi khiến ch cơ thể rã rời mệt mỏi. Ông chí tâm luyện tập DSPHCN được một thời gian đã cảm thấy khoẻ trở lại, càng làm việc àng minh mẫn. Đặc biệt, ông học sỹ thong kim bác cổ này bỗng dưng thấy mình có khả năng nhìn xuyên thấu sự vật và không gian. Cũng chẳng mấy bận tâm về điều kỳ lạ đó, ông chỉ dung khả năng của mình vào mỗi việc dạy bảo cô con gái ham chơi. Cô con gái đi đâu làm gì tối về thường bị bố “đọc vị” một cách chính xác không thể chối được. Vì thế cô càng nể sợ bố, không dám đi chơi nhiều nữa. Ngoài hoạ sỹ Phan Cẩm Thượng, còn có hoạ sĩ Lê Thư, hoạ sĩ Vũ Kim Dung theo học DSPHCN. Hoạ sĩ Lê Thư bị ung thư vú, những năm 90-91 lên Côn Sơn tập vẫn còn phải dung xạ trị. Sau đó bênh ung thư lui dần rồi khỏi hẳn…
Tôi đã bị hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, để rồi tin, rồi nhận thấy những điều kỳ diệu ấy đều xuất phát từ mục tiêu thật nhân văn: giúp cho người mù nhìn thấy ánh sáng, giúp người có bệnh được chữa khỏi .. Phải chăng không có những điều ta không thể biết, chỉ có những điều ta chưa biêts? Trước những hiện tượng kỳ lạ này, các nhà khoa học cần vào cuộc để kiểm chứng,lý giải… GS.TS. Phạm Đức Dương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á – sau khi đọc phóng sự này đã nói: “Những điều kỳ diệu ấy đều có thể xảy ra. Bởi bản thân bộ não con người cũng kỳ diệu lắm, nó có khả năng thay thế, điều chỉnh những gì thiếu hut. chỉ có điều chúng ta chưa biết nó thay thế như thế nào. Khả năng đố tuỳ vào cơ năng của từng người”. GS.Nguyễn Trọng Nhân – nguyên Viện trưởng Viện mắt. chuyên gia hàng đầu về mắt của Việt Nam lại tỏ ra hết sức thận trọng khi nhìn nhận hiện tượng người mù nhìn lại được nhờ tập dưỡng sinh: “Đay là một chuyện lạ, chẳng phải tôi không muốn tin, nhưng là người nghiên cứu sâu về mắt, tôi muốn được kiểm chứng. Nếu cần, cán bộ Viện Mắt sẽ trực tiếp gặp những người mù để tìm hiểu. Tôi cũng rất mong phương pháp dưỡng sinh này tỏ ra hiệu nghiệm sẽ tạo cơ hội cho hơn 60 vạn người mù Việt Nam nhìn thấy ánh sáng”.
Sau khi đăng phóng sự dài kỳ này, rất nhiều bạn đạc đã gọi điện tới nhà văn Nguyên Bình đề nghị ông hướng dẫn cho phương pháp DSPHCN với hy vọng sẽ thoát khỏi mù loà, bệnh tật… Không chút ngần ngại, Nguyên Bình đã bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ những ai thực sự muốn luyện DSPHCN để chữa bệnh, sẵn sàng giảiđáp những thắc mắc của bạn đọc, sẵn sầng trả lời những ý kiến phản biện.
Ông cũng mong muốn sẽ có một cuộc gặp gỡ giữa bạn đọc với nhóm người mù để mọi người được tai nghe mắt thấy… Vượt lên tất cả, đó sẽ là sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau của những cảnh ngộ, chứ chẳng phải để thoả mãn sự hiếu kỳ, hay phô diễn khả năng la. Gương mặt gầy xạm của ông nhà văn già như sáng bừng lên khi nghĩ tới viễn cảnh mai đây các học trò của ông sẽ vững bước trên cuộc lữ hành về phía ánh sáng, ngay cả khi người thầy của họ không còn trên cỏi đời này nữa …
Những bước chân đầy dấn thân của những người mù nhiều mắt mát ấy luôn cần được chúng ta nâng đỡ, tiếp sức thay vì đứng từ xa mà nghi ngại.
-Hết-
Phùng Nguyên
Nguổn: Sưu tầm internet