Kỳ 2/7: HAI ANH EM TÌM MỘ CHA CHỈ VỚI BA DÒNG THÔNG TIN ĐỂ LẠI
Trong hàng chục năm công tác, đã giúp rất nhiều gia đình tìm mộ liệt sỹ, có vô số câu chuyện khiến nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài cảm động và khó quên. Tuy nhiên, gần đến dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27/7), nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài giới thiệu cho chúng tôi một số trường hợp đã tìm được hài cốt của liệt sỹ nhờ sự hỗ trợ của ngoại cảm. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt để ý đến trường hợp những người con đi hài cốt của cha là liệt sỹ Bùi Xuân Phượng ở Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
Câu chuyện cảm động
Theo lời giới thiệu của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, chúng tôi tìm đến gia đình nhà anh Bùi Văn Nam, ở thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Anh Nam là con trai thứ hai của liệt sĩ Bùi Xuân Phượng. Tiếp chuyện chúng tôi, Nam ngậm ngùi kể lại: “Tôi chào đời cũng là lúc bố tôi vào miền Nam chiến đấu. Một năm sau (1969), ông hy sinh. Mười năm sau (1979), mẹ tôi cũng bị đắm đò chết đuối trên dòng sông Hồng, không vớt được xác. Ba anh em tôi được bà nội nuôi nấng, bữa rau, bữa cháo qua ngày. Lớn lên, tôi được vào học ở trường giành cho con em liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân. Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng lúc nào anh em chúng tôi cũng thương nhớ bố mẹ khôn nguôi“. Cứ nghĩ đến vong linh của bố mẹ trở thành những cô hồn vật vờ xin ăn nay đây mai đó, đói rét, lạnh lẽo, anh em chúng tôi càng thêm đau lòng và lúc nào cũng nung nấu ý nguyện tìm bằng được hài cốt của bố mẹ để phụng thờ. Làm ăn kiếm được đồng ra, đồng vào, chúng tôi không sắm sửa gì, gom góp lại để đi tìm hài cốt bố mẹ. Năm 2001, nghe một nhà ngoại cảm nổi tiếng mách bảo, anh em chúng tôi đã thuê người đào chỗ có bụi cây rậm nhất ở bãi cát sông Hồng, nơi mẹ tôi trước đây bị đắm đò để tìm tìm hài cốt, nhưng không thấy. Tôi thuê cả máy xúc, xúc cát tìm hai ngày mà vẫn không kết quả. Lúc đó mấy anh em cũng cảm thấy tuyệt vọng lắm”, anh Nam kể.
Thất bại đó không khiến anh em Nam giảm sự quyết tâm, ngược lại càng thôi thúc nỗi khao khát tìm được hài cốt của cha mẹ. Và một cơ duyên tốt lành đã giúp anh và những người trong gia đình hoàn thành được tâm nguyện đau đáu bấy lâu. “Một ngày cuối tháng 7/2007, tôi tình cờ gặp được ân nhân là chú Trần Đình Cát – nguyên là đại tá quân đội. Hôm đó chú Cát đến nhà tôi giải quyết một số việc riêng. Tôi có trao đổi với chú về chuyện tìm kiếm phần mộ của một danh nhân do nhà ngoại cảm thực hiện, sau đó tôi trình bày hoàn cảnh và ý nguyện của mình với chú. Nghe xong chú có nói có biết một nhà ngoại cảm ở Liên hiệp khoa học công nghệ thông tin ứng dụng (UIA) tên là Nguyễn Ngọc Hoài, sẽ thử dẫn đến để nhờ giúp. Đến ngày 31/7/ 2007 (18/6 âm lịch), chú Cát dẫn tôi và anh trai tìm đến địa chỉ số 1 Đông Tác, là nơi các nhà ngoại cảm của UIA nhận hồ sơ tìm mộ liệt sĩ. Không biết run rủi thế nào, chúng tôi gặp được ngay cô Hoài ở đây. Đăng ký xong cô Hoài lại nhận lời làm luôn chứ không phải chờ như những trường hợp khác.
Theo yêu cầu của cô Hoài, tôi đã cung cấp cho cô những thông tin có về bố tôi: “Liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, sinh ngày 10/7/1940. Quê quán: thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhập ngũ 1960, xuất ngũ 1963, tái ngũ 1/7/1968. Chức vụ: trung đội phó, Sư đoàn 9. Hy sinh ngày 14/11/1969 tại Phước Long”. Sau một hồi trầm ngâm, cô Hoài cho biết đã liên lạc được với vong linh của bố tôi và cung cấp lại: “Tôi là sĩ quan. Nhà có 8 anh chị em, tôi là người con thứ ba, bố tôi chết trước mẹ tôi, tôi chết trước vợ tôi, tôi có ba con trai ở quê hết, nhà cửa trước được an tự chia làm năm phần, vợ tôi bị lật đò chết ở đoạn sông vòng vòng vào buổi trưa. Đò lật chết bốn người, tôi hy sinh ở khu vực Bà Rịa, chưa được quy tập, đi tìm cũng khó lắm…”. Nói xong cô Hoài có hỏi tôi: “Những điều bố em nói có đúng không?”. “Khi đó tôi công nhận hầu hết là đúng, nhưng chỉ có hai điểm không đúng: Lật đò chết ba người chứ không phải bốn người, và bố tôi chiến đấu ở Phước Long thì không thể hy sinh ở Bà Rịa được. Nhưng cô Hoài vẫn khẳng định: “Lật đò chết bốn người chứ không phải là ba”. Nghĩ lại mãi tôi mới nhớ ra, đúng là trong số ba người chết có một người đang mang thai 7 tháng.
Cô Hoài lại nói: “Tôi nghe liệt sĩ nói là hy sinh ở Bà Rịa, Bà Ría gì đó. Xem lại ở Phước Long có địa danh nào na ná như vậy không?”. Lúc đó chú Cát nói: “Ở Phước Long có núi Bà Rá. Ba núi gồm Bà Rá, Bà Rịa và Bà Đen theo truyền thuyết là ba chị em”. Nghe vậy, cô Hoài bảo: “Thế thì liệt sỹ hi sinh ở núi Bà Rá rồi”. Rồi cô lấy giấy bút vẽ một mạch sơ đồ tìm mộ, và mô tả như sau: Một cái hồ to, phía Đông hồ có một con đường chạy theo hướng Bắc Nam, phía Nam có một bệnh viện lớn, phía Đông Nam là khu nhà tập thể, phía Đông Bắc có nhà ông An. Từ nhà ông An đi vào rừng khoảng 2km đến khe nước, đi lên 100m nữa thì đến mộ. Cô hoài giao sơ đồ cho tôi dặn dò ngoài Rằm tháng Bảy hãy đi tìm mộ. Đúng một tháng sau, ngày gặp mặt anh em tôi, cô hoài làm lễ để chuẩn bị lên đường. Làm lễ xong cô vẽ cho tôi một sơ đồ cụ thể từ khe nước đến mộ với chỉ dẫn: “ theo đường mòn lên núi đến ngã ba rẽ trái 50m có một hang đá nhỏ. Rẽ phải đi một đoạn sẽ gặp một đoạn cây bị chặt cao 80cm, có một hòn đá vỡ. Từ gốc cây tới mộ là 13,7m (khi tìm thấy đo được là 13,50m. Từ hòn đã vỡ đến mộ là 4m (thực tế đo là hơn 4m). Trong mộ có kỷ vật. Ở dưới còn liệt sĩ nữa, ngăn cách bằng tăng...
Nhóm PV | Báo ĐS&HN
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
-------------------------------
HÀNH TRÌNH TÌM MỘ LIỆT SĨ BẰNG NGOẠI CẢM HIẾM CÓ
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Anh Nam kể lại: “Được anh Quang dẫn đường theo sơ đồ mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài vẽ, cả đoàn đến khe nước có hang đá – nơi có hài cốt của liệt sĩ Phượng. Sau một lúc xem xét các điểm chỉ dẫn theo sơ đồ chúng tôi xác định hài cốt của bố tôi tại một ụ đất dài 2m nằm ngang sườn núi. Tôi phấn khởi điện cho cô Hoài là đã tìm đươc mộ, sáng mai làm lễ xong sẽ động thổ. Chiều hôm đó ba người bạn của tôi từ Hà Nội vào và từ TP Hồ Chí Minh lên tăng cường lực lượng.
8h ngày 7/9, chúng tôi đến vị trí hôm trước đã xác định và làm lễ. Trời bỗng đổ mưa to, chúng tôi căng 4m2 bạt dứa lên che chỗ sắp lễ và cả 11 người chen chúc vào đây tránh mưa. Chú Quang- em trai của bố tôi vừa khấn xong thì bỗng run lên bần bật rồi ngã vật về phía sau, rất may không bị thương và một lúc sau thì tỉnh táo. 9h chúng tôi bắt đầu động thổ, đào phía trên trước, gặp đất thì đào sâu, gặp đá thì đào đổi hướng. Đào cả mô đất phía dưới cũng chẳng thấy gì. 10h30 cô Hoài điện vào bảo: “Đào sai vị trí rồi, căn cứ vào sơ đồ chỉnh lại đi”. Nghe vậy chúng tôi vừa nghiên cứu sơ đồ vừa đào những chỗ thấy nghi ngờ. Đến khoảng 11h vẫn chưa tìm được, tôi điện hỏi, cô Hoài bảo: “Thắp hương cả khu vực ấy, chỗ nào hương tắt thì đào”. Mọi người chia nhau đi cắm hương khắp nơi nhưng chẳng chỗ nào hương tắt.
Khoảng nửa giờ sau cô Hoài điện vào nói: “Mộ ở ụ đất bên trái tảng đá có người đàn ông ngồi rất lâu ở đó”. Đó chính là tảng đá chú Cát đang ngồi. Nhưng mọi người lại tập trung đào phía bên trái chỗ chú ngồi (đáng lẽ phải đào ở ụ đất bên phải- theo hướng ngược lại thì mới đúng). Mô đất, bụi nứa bị đào tung lên mà chẳng thấy gì. Trời đã quá trưa, mọi người đã thấm mệt, nghỉ ăn cơm trưa. Quá sốt ruột nên hai anh em tôi vẫn lần mò chui rúc xuống tận chân núi để tìm, rà soát xem các dấu hiệu như trong sơ đồ.
Khoảng 15h thì cô Hoài gọi điện thoại cho tôi bảo bật máy to cho mọi người cùng nghe rồi nói: “Em chú ý lắng nghe, không có thông tin trôi mất không lặp lại đâu”. Rồi cô Hoài vừa hỏi để xác nhận cảnh quan xunh quanh vừa chỉ dẫn chúng tôi tìm kiếm. Tôi nghe cô hỏi trong điện thoại mà cứ y như đang ở ngay chỗ chúng tôi đang đứng, thật kỳ lạ. Chỉ sau một lúc chúng tôi đã xác định vị trí hài cốt, nằm dưới một ụ đất. Gạt nhẹ lớp đất xung quanh mộ liền hiện ra một hòn đá lớn và những hòn đá nhỏ xếp hai bên hòn đá lớn theo hướng Tây Bắc. Thi hài được mai táng nằm ở khe giữa hòn đá lớn và vách đá”, anh Nam kể.
-------------------------------------
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN NGỌC HOÀI: "TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI PHIÊN DỊCH"
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm nói chung và cụ thể trong việc tìm hài cốt liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, PV báo ĐS&HN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoài.
- (Phóng viên) Theo lời kể của gia đình liệt sĩ, trong quá trình tìm hài cốt liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, bà có khả năng biết trước được toàn bộ diễn biến sẽ xảy ra? Bà có thể cho biết lấy thông tin đó từ đâu?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ liệt sỹ, tôi hướng dẫn gia đình kiểm tra thông tin từ những cơ quan quản lý Nhà nước. Trên giấy báo tử thông thường thông tin rất ngắn gọn (nhất là trong thời gian chiến tranh để giữ bí mật). Tôi đề nghị gia đình liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để xin trích lục hồ sơ liệt sỹ. Những trích lục ấy sẽ mang lại nhiều thông tin chi tiết hơn về trường hợp hy sinh và nơi an táng của liệt sỹ sau khi hy sinh.
Sau khi có những thông tin tương đối chính xác của cơ quan quản lý liệt sỹ các cấp, bằng khả năng của mình, tôi kiểm tra các thông tin về gia đình, thân nhân của liệt sỹ (gia đình, bố mẹ, anh em… và những đặc điểm dị biệt). Bạn cứ hình dung tôi như… người phiên dịch thông tin từ vong linh các liệt sỹ. Khi gia đình, thân nhân liệt sỹ xác nhận với tôi những thông tin tôi đưa ra là chính xác (thông thường tôi cần sự chính xác khoảng 70 - 80 %) thì có nghĩa là thông tin mà tôi nhận được trong vai trò “phiên dịch” của trường hợp đó đủ để tôi làm việc. Lúc đó tôi sẽ nhận giúp gia đình tìm hài cốt liệt sỹ.
Sau đó, vong linh liệt sỹ sẽ cung cấp thêm thông tin cho tôi về nơi an táng. Những thông tin này phụ thuộc rất lớn vào vong linh liệt sỹ. Rất nhiều trường hợp bản thân vong linh liệt sỹ không biết mình đang nằm ở đâu và như vậy cuộc tìm kiếm sẽ đi vào ngõ cụt. Thông tin do vong linh liệt sỹ cung cấp cho tôi cũng theo nhiều cách khác nhau. Có trường hợp thì ngay từ lần làm việc đầu tiên đã có thông tin cụ thể nhưng cũng có trường hợp thông tin đến một cách… từ từ, cứ như là vong linh nhớ hoặc biết tới đâu thì cung cấp cho tôi tới đó. Công việc của tôi là nhận và hướng dẫn lại cho gia đình liệt sỹ.
- (Phóng viên) Trong trường hợp liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, có bằng chứng nào để khẳng định không có sự sai sót? Theo bà, trong những trường hợp tương tự thì có nên khuyên gia đình thân nhân đưa mẫu hài cốt đi giám định cho thật chắc chắn, bởi nếu xảy ra nhầm lẫn trong những trường hợp như vậy sẽ rất không hay?
Trong trường hợp tìm liệt sỹ Bùi Xuân Phượng thì chiếc răng vàng đã giúp tôi thấy yên tâm. Bản thân gia đình thân nhân cũng tin chắc đó là hài cốt người thân của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp cụ thể, trong công tác này thì có vô vàn chuyện có thể xảy ra. Có những trường hợp tôi đã rất nhiệt tình giúp mà không tìm được hài cốt. Có những trường hợp tìm được hài cốt rồi cả nhà ngoại cảm lẫn thân nhân cũng không dám chắc đấy có phải là liệt sỹ mình cần tìm hay không? Nghi hoặc này xảy ra nhiều lần trong quá trình làm việc của tôi, nhất là khi nhà ngoại cảm chỉ dẫn để tìm cho thân nhân liệt sỹ những ngôi mộ chưa biết tên nằm trong nghĩa trang.
Vấn đề này trình bày trong khuôn khổ một bài báo nhỏ thì không thể nói hết được. Một số người cho rằng “nhà ngoại cảm tìm mộ đúng hay sai đi giám định là biết ngay”. Tôi ủng hộ việc này nhưng cũng hiểu rằng mỗi gia đình đi tìm mộ phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức… Trước đây, khi mới giúp các gia đình tìm mộ liệt sỹ, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ biết cố gắng giúp họ chứ không biết định hướng. Sau nhiều năm làm việc, tôi hiểu ra rằng: Ngoài khả năng ngoại cảm của tôi thì việc giám định để xác chứng là cần thiết. Vì vậy mỗi gia đình đến nhờ tôi giúp tôi đều khuyên họ cần làm giám định sau khi tìm được hài cốt nhưng có thực hiện việc đó hay không thì phụ thuộc vào gia đình liệt sỹ.
- (Phóng viên) Theo như lời của anh Nam, trước khi đi tìm mộ họ đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ như: Vào chùa thắp hương cầu Phật, thắp hương ở nghĩa trang liệt sỹ, thắp hương tổ tiên cầu xin phù hộ để tìm được mộ liệt sỹ Bùi Xuân Phượng”. Vậy những việc tương tự như vậy có tác động đến việc thấy hoặc không thấy hài cốt liệt sỹ? Giả dụ, nếu gia đình anh Nam theo đạo khác không thực hiện các nghi lễ đó thì theo bà có ảnh hưởng đến việc tìm kiếm hài cốt hay không?
Tôi cho rằng việc đi chùa hay tới nghĩa trang thắp hương khấn xin trước khi tìm là tín ngưỡng cũng như niềm tin của mỗi người. Còn việc thắp hương tại bàn thờ tổ tiên xin người mất cho đi tìm mộ là nên làm và phải làm. Tôi cho rằng khả năng tiếp cận với với thế giới khác của các nhà ngoại cảm không liên quan đến vấn đề tôn giáo. Người mất nhưng linh hồn vẫn có thể không mất và những linh hồn đó tồn tại không phụ thuộc vào tôn giáo. Vong linh tồn tại ra sao? “Sống” ở thế giới bên kia như thế nào? Thế giới đó ra sao? Chúng ta cần có ứng xử với vấn đề này như thế nào?... đều là những vấn đề rất lớn mà một mình tôi không thể hiểu và giải thích rõ được. Cần có nhiều nhà khoa học cùng vào cuộc nghiên cứu thật khách quan và nghiêm túc thì chúng ta mới hy vọng có thể có được câu trả lời.
- (Phóng viên) Được biết, hài cốt mẹ anh Nam cũng mất tích và đã nhờ một nhà ngoại cảm nổi tiếng tìm nhưng không được và sau đó có nhờ bà tìm. Vậy bà có giúp anh Nam tìm tiếp hài cốt của người mẹ không?
Tôi có nhận lời tìm hài cốt mẹ anh Nam. Tôi đã tiếp xúc được với vong linh mẹ anh Nam và vẽ được sơ đồ nơi có phần mộ nên tôi đã hướng dẫn cho anh Nam tìm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là dù tìm mấy ngày liền nhưng vẫn không thấy. Trong quá trình tìm mộ này tôi hiểu thêm rằng, không phải người trần và người âm muốn là được. Không phải trường hợp nào nhà ngoại cảm cũng tìm mộ thành công và không phải cứ đi tìm là thấy được mộ. Vợ chồng anh Nam là người rất có hiếu với cha mẹ, một lòng một dạ quyết tìm bằng được mẹ mới thôi, biết được điều này tôi có góp ý và đưa ra lời khuyên đối với vợ chồng anh Nam rằng “Phải biết dừng lại khi không thể”, nhưng anh Nam vẫn quyết tâm tìm mẹ bằng mọi giá. Dù đã nhờ thêm rất nhiều nhà ngoại cảm khác giúp tìm phần mộ mẹ, nhưng tới thời điểm này anh ấy vẫn chưa tìm được mẹ mình.
- Xin cảm ơn bà!
P.V (thực hiện)
Trong hàng chục năm công tác, đã giúp rất nhiều gia đình tìm mộ liệt sỹ, có vô số câu chuyện khiến nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài cảm động và khó quên. Tuy nhiên, gần đến dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27/7), nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài giới thiệu cho chúng tôi một số trường hợp đã tìm được hài cốt của liệt sỹ nhờ sự hỗ trợ của ngoại cảm. Trong số đó, chúng tôi đặc biệt để ý đến trường hợp những người con đi hài cốt của cha là liệt sỹ Bùi Xuân Phượng ở Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
Câu chuyện cảm động
Theo lời giới thiệu của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài, chúng tôi tìm đến gia đình nhà anh Bùi Văn Nam, ở thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Anh Nam là con trai thứ hai của liệt sĩ Bùi Xuân Phượng. Tiếp chuyện chúng tôi, Nam ngậm ngùi kể lại: “Tôi chào đời cũng là lúc bố tôi vào miền Nam chiến đấu. Một năm sau (1969), ông hy sinh. Mười năm sau (1979), mẹ tôi cũng bị đắm đò chết đuối trên dòng sông Hồng, không vớt được xác. Ba anh em tôi được bà nội nuôi nấng, bữa rau, bữa cháo qua ngày. Lớn lên, tôi được vào học ở trường giành cho con em liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân. Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng lúc nào anh em chúng tôi cũng thương nhớ bố mẹ khôn nguôi“. Cứ nghĩ đến vong linh của bố mẹ trở thành những cô hồn vật vờ xin ăn nay đây mai đó, đói rét, lạnh lẽo, anh em chúng tôi càng thêm đau lòng và lúc nào cũng nung nấu ý nguyện tìm bằng được hài cốt của bố mẹ để phụng thờ. Làm ăn kiếm được đồng ra, đồng vào, chúng tôi không sắm sửa gì, gom góp lại để đi tìm hài cốt bố mẹ. Năm 2001, nghe một nhà ngoại cảm nổi tiếng mách bảo, anh em chúng tôi đã thuê người đào chỗ có bụi cây rậm nhất ở bãi cát sông Hồng, nơi mẹ tôi trước đây bị đắm đò để tìm tìm hài cốt, nhưng không thấy. Tôi thuê cả máy xúc, xúc cát tìm hai ngày mà vẫn không kết quả. Lúc đó mấy anh em cũng cảm thấy tuyệt vọng lắm”, anh Nam kể.
Thất bại đó không khiến anh em Nam giảm sự quyết tâm, ngược lại càng thôi thúc nỗi khao khát tìm được hài cốt của cha mẹ. Và một cơ duyên tốt lành đã giúp anh và những người trong gia đình hoàn thành được tâm nguyện đau đáu bấy lâu. “Một ngày cuối tháng 7/2007, tôi tình cờ gặp được ân nhân là chú Trần Đình Cát – nguyên là đại tá quân đội. Hôm đó chú Cát đến nhà tôi giải quyết một số việc riêng. Tôi có trao đổi với chú về chuyện tìm kiếm phần mộ của một danh nhân do nhà ngoại cảm thực hiện, sau đó tôi trình bày hoàn cảnh và ý nguyện của mình với chú. Nghe xong chú có nói có biết một nhà ngoại cảm ở Liên hiệp khoa học công nghệ thông tin ứng dụng (UIA) tên là Nguyễn Ngọc Hoài, sẽ thử dẫn đến để nhờ giúp. Đến ngày 31/7/ 2007 (18/6 âm lịch), chú Cát dẫn tôi và anh trai tìm đến địa chỉ số 1 Đông Tác, là nơi các nhà ngoại cảm của UIA nhận hồ sơ tìm mộ liệt sĩ. Không biết run rủi thế nào, chúng tôi gặp được ngay cô Hoài ở đây. Đăng ký xong cô Hoài lại nhận lời làm luôn chứ không phải chờ như những trường hợp khác.
Theo yêu cầu của cô Hoài, tôi đã cung cấp cho cô những thông tin có về bố tôi: “Liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, sinh ngày 10/7/1940. Quê quán: thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhập ngũ 1960, xuất ngũ 1963, tái ngũ 1/7/1968. Chức vụ: trung đội phó, Sư đoàn 9. Hy sinh ngày 14/11/1969 tại Phước Long”. Sau một hồi trầm ngâm, cô Hoài cho biết đã liên lạc được với vong linh của bố tôi và cung cấp lại: “Tôi là sĩ quan. Nhà có 8 anh chị em, tôi là người con thứ ba, bố tôi chết trước mẹ tôi, tôi chết trước vợ tôi, tôi có ba con trai ở quê hết, nhà cửa trước được an tự chia làm năm phần, vợ tôi bị lật đò chết ở đoạn sông vòng vòng vào buổi trưa. Đò lật chết bốn người, tôi hy sinh ở khu vực Bà Rịa, chưa được quy tập, đi tìm cũng khó lắm…”. Nói xong cô Hoài có hỏi tôi: “Những điều bố em nói có đúng không?”. “Khi đó tôi công nhận hầu hết là đúng, nhưng chỉ có hai điểm không đúng: Lật đò chết ba người chứ không phải bốn người, và bố tôi chiến đấu ở Phước Long thì không thể hy sinh ở Bà Rịa được. Nhưng cô Hoài vẫn khẳng định: “Lật đò chết bốn người chứ không phải là ba”. Nghĩ lại mãi tôi mới nhớ ra, đúng là trong số ba người chết có một người đang mang thai 7 tháng.
Cô Hoài lại nói: “Tôi nghe liệt sĩ nói là hy sinh ở Bà Rịa, Bà Ría gì đó. Xem lại ở Phước Long có địa danh nào na ná như vậy không?”. Lúc đó chú Cát nói: “Ở Phước Long có núi Bà Rá. Ba núi gồm Bà Rá, Bà Rịa và Bà Đen theo truyền thuyết là ba chị em”. Nghe vậy, cô Hoài bảo: “Thế thì liệt sỹ hi sinh ở núi Bà Rá rồi”. Rồi cô lấy giấy bút vẽ một mạch sơ đồ tìm mộ, và mô tả như sau: Một cái hồ to, phía Đông hồ có một con đường chạy theo hướng Bắc Nam, phía Nam có một bệnh viện lớn, phía Đông Nam là khu nhà tập thể, phía Đông Bắc có nhà ông An. Từ nhà ông An đi vào rừng khoảng 2km đến khe nước, đi lên 100m nữa thì đến mộ. Cô hoài giao sơ đồ cho tôi dặn dò ngoài Rằm tháng Bảy hãy đi tìm mộ. Đúng một tháng sau, ngày gặp mặt anh em tôi, cô hoài làm lễ để chuẩn bị lên đường. Làm lễ xong cô vẽ cho tôi một sơ đồ cụ thể từ khe nước đến mộ với chỉ dẫn: “ theo đường mòn lên núi đến ngã ba rẽ trái 50m có một hang đá nhỏ. Rẽ phải đi một đoạn sẽ gặp một đoạn cây bị chặt cao 80cm, có một hòn đá vỡ. Từ gốc cây tới mộ là 13,7m (khi tìm thấy đo được là 13,50m. Từ hòn đã vỡ đến mộ là 4m (thực tế đo là hơn 4m). Trong mộ có kỷ vật. Ở dưới còn liệt sĩ nữa, ngăn cách bằng tăng...
Nhóm PV | Báo ĐS&HN
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
-------------------------------
HÀNH TRÌNH TÌM MỘ LIỆT SĨ BẰNG NGOẠI CẢM HIẾM CÓ
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Anh Nam kể lại: “Được anh Quang dẫn đường theo sơ đồ mà nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài vẽ, cả đoàn đến khe nước có hang đá – nơi có hài cốt của liệt sĩ Phượng. Sau một lúc xem xét các điểm chỉ dẫn theo sơ đồ chúng tôi xác định hài cốt của bố tôi tại một ụ đất dài 2m nằm ngang sườn núi. Tôi phấn khởi điện cho cô Hoài là đã tìm đươc mộ, sáng mai làm lễ xong sẽ động thổ. Chiều hôm đó ba người bạn của tôi từ Hà Nội vào và từ TP Hồ Chí Minh lên tăng cường lực lượng.
Khu vực tìm kiếm liệt sỹ |
Khoảng nửa giờ sau cô Hoài điện vào nói: “Mộ ở ụ đất bên trái tảng đá có người đàn ông ngồi rất lâu ở đó”. Đó chính là tảng đá chú Cát đang ngồi. Nhưng mọi người lại tập trung đào phía bên trái chỗ chú ngồi (đáng lẽ phải đào ở ụ đất bên phải- theo hướng ngược lại thì mới đúng). Mô đất, bụi nứa bị đào tung lên mà chẳng thấy gì. Trời đã quá trưa, mọi người đã thấm mệt, nghỉ ăn cơm trưa. Quá sốt ruột nên hai anh em tôi vẫn lần mò chui rúc xuống tận chân núi để tìm, rà soát xem các dấu hiệu như trong sơ đồ.
Tìm thấy hài cốt liệt sỹ Bùi Xuân Phượng |
-------------------------------------
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN NGỌC HOÀI: "TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI PHIÊN DỊCH"
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm nói chung và cụ thể trong việc tìm hài cốt liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, PV báo ĐS&HN đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoài.
Nhà ngoại cảm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoài |
Sau khi tiếp nhận hồ sơ liệt sỹ, tôi hướng dẫn gia đình kiểm tra thông tin từ những cơ quan quản lý Nhà nước. Trên giấy báo tử thông thường thông tin rất ngắn gọn (nhất là trong thời gian chiến tranh để giữ bí mật). Tôi đề nghị gia đình liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để xin trích lục hồ sơ liệt sỹ. Những trích lục ấy sẽ mang lại nhiều thông tin chi tiết hơn về trường hợp hy sinh và nơi an táng của liệt sỹ sau khi hy sinh.
Sau khi có những thông tin tương đối chính xác của cơ quan quản lý liệt sỹ các cấp, bằng khả năng của mình, tôi kiểm tra các thông tin về gia đình, thân nhân của liệt sỹ (gia đình, bố mẹ, anh em… và những đặc điểm dị biệt). Bạn cứ hình dung tôi như… người phiên dịch thông tin từ vong linh các liệt sỹ. Khi gia đình, thân nhân liệt sỹ xác nhận với tôi những thông tin tôi đưa ra là chính xác (thông thường tôi cần sự chính xác khoảng 70 - 80 %) thì có nghĩa là thông tin mà tôi nhận được trong vai trò “phiên dịch” của trường hợp đó đủ để tôi làm việc. Lúc đó tôi sẽ nhận giúp gia đình tìm hài cốt liệt sỹ.
Sau đó, vong linh liệt sỹ sẽ cung cấp thêm thông tin cho tôi về nơi an táng. Những thông tin này phụ thuộc rất lớn vào vong linh liệt sỹ. Rất nhiều trường hợp bản thân vong linh liệt sỹ không biết mình đang nằm ở đâu và như vậy cuộc tìm kiếm sẽ đi vào ngõ cụt. Thông tin do vong linh liệt sỹ cung cấp cho tôi cũng theo nhiều cách khác nhau. Có trường hợp thì ngay từ lần làm việc đầu tiên đã có thông tin cụ thể nhưng cũng có trường hợp thông tin đến một cách… từ từ, cứ như là vong linh nhớ hoặc biết tới đâu thì cung cấp cho tôi tới đó. Công việc của tôi là nhận và hướng dẫn lại cho gia đình liệt sỹ.
- (Phóng viên) Trong trường hợp liệt sỹ Bùi Xuân Phượng, có bằng chứng nào để khẳng định không có sự sai sót? Theo bà, trong những trường hợp tương tự thì có nên khuyên gia đình thân nhân đưa mẫu hài cốt đi giám định cho thật chắc chắn, bởi nếu xảy ra nhầm lẫn trong những trường hợp như vậy sẽ rất không hay?
Trong trường hợp tìm liệt sỹ Bùi Xuân Phượng thì chiếc răng vàng đã giúp tôi thấy yên tâm. Bản thân gia đình thân nhân cũng tin chắc đó là hài cốt người thân của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp cụ thể, trong công tác này thì có vô vàn chuyện có thể xảy ra. Có những trường hợp tôi đã rất nhiệt tình giúp mà không tìm được hài cốt. Có những trường hợp tìm được hài cốt rồi cả nhà ngoại cảm lẫn thân nhân cũng không dám chắc đấy có phải là liệt sỹ mình cần tìm hay không? Nghi hoặc này xảy ra nhiều lần trong quá trình làm việc của tôi, nhất là khi nhà ngoại cảm chỉ dẫn để tìm cho thân nhân liệt sỹ những ngôi mộ chưa biết tên nằm trong nghĩa trang.
Vấn đề này trình bày trong khuôn khổ một bài báo nhỏ thì không thể nói hết được. Một số người cho rằng “nhà ngoại cảm tìm mộ đúng hay sai đi giám định là biết ngay”. Tôi ủng hộ việc này nhưng cũng hiểu rằng mỗi gia đình đi tìm mộ phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức… Trước đây, khi mới giúp các gia đình tìm mộ liệt sỹ, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ biết cố gắng giúp họ chứ không biết định hướng. Sau nhiều năm làm việc, tôi hiểu ra rằng: Ngoài khả năng ngoại cảm của tôi thì việc giám định để xác chứng là cần thiết. Vì vậy mỗi gia đình đến nhờ tôi giúp tôi đều khuyên họ cần làm giám định sau khi tìm được hài cốt nhưng có thực hiện việc đó hay không thì phụ thuộc vào gia đình liệt sỹ.
- (Phóng viên) Theo như lời của anh Nam, trước khi đi tìm mộ họ đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ như: Vào chùa thắp hương cầu Phật, thắp hương ở nghĩa trang liệt sỹ, thắp hương tổ tiên cầu xin phù hộ để tìm được mộ liệt sỹ Bùi Xuân Phượng”. Vậy những việc tương tự như vậy có tác động đến việc thấy hoặc không thấy hài cốt liệt sỹ? Giả dụ, nếu gia đình anh Nam theo đạo khác không thực hiện các nghi lễ đó thì theo bà có ảnh hưởng đến việc tìm kiếm hài cốt hay không?
Tôi cho rằng việc đi chùa hay tới nghĩa trang thắp hương khấn xin trước khi tìm là tín ngưỡng cũng như niềm tin của mỗi người. Còn việc thắp hương tại bàn thờ tổ tiên xin người mất cho đi tìm mộ là nên làm và phải làm. Tôi cho rằng khả năng tiếp cận với với thế giới khác của các nhà ngoại cảm không liên quan đến vấn đề tôn giáo. Người mất nhưng linh hồn vẫn có thể không mất và những linh hồn đó tồn tại không phụ thuộc vào tôn giáo. Vong linh tồn tại ra sao? “Sống” ở thế giới bên kia như thế nào? Thế giới đó ra sao? Chúng ta cần có ứng xử với vấn đề này như thế nào?... đều là những vấn đề rất lớn mà một mình tôi không thể hiểu và giải thích rõ được. Cần có nhiều nhà khoa học cùng vào cuộc nghiên cứu thật khách quan và nghiêm túc thì chúng ta mới hy vọng có thể có được câu trả lời.
- (Phóng viên) Được biết, hài cốt mẹ anh Nam cũng mất tích và đã nhờ một nhà ngoại cảm nổi tiếng tìm nhưng không được và sau đó có nhờ bà tìm. Vậy bà có giúp anh Nam tìm tiếp hài cốt của người mẹ không?
Tôi có nhận lời tìm hài cốt mẹ anh Nam. Tôi đã tiếp xúc được với vong linh mẹ anh Nam và vẽ được sơ đồ nơi có phần mộ nên tôi đã hướng dẫn cho anh Nam tìm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là dù tìm mấy ngày liền nhưng vẫn không thấy. Trong quá trình tìm mộ này tôi hiểu thêm rằng, không phải người trần và người âm muốn là được. Không phải trường hợp nào nhà ngoại cảm cũng tìm mộ thành công và không phải cứ đi tìm là thấy được mộ. Vợ chồng anh Nam là người rất có hiếu với cha mẹ, một lòng một dạ quyết tìm bằng được mẹ mới thôi, biết được điều này tôi có góp ý và đưa ra lời khuyên đối với vợ chồng anh Nam rằng “Phải biết dừng lại khi không thể”, nhưng anh Nam vẫn quyết tâm tìm mẹ bằng mọi giá. Dù đã nhờ thêm rất nhiều nhà ngoại cảm khác giúp tìm phần mộ mẹ, nhưng tới thời điểm này anh ấy vẫn chưa tìm được mẹ mình.
- Xin cảm ơn bà!
P.V (thực hiện)