Kỳ 3/7: HƠN 20 NĂM LẶN LỘI ĐI TÌM BỐ VÀ ĐỒNG ĐỘI TRONG RỪNG SÂU
Năm nay đã 43 tuổi, anh Nguyễn Mạnh Hùng (thôn Quang Minh, Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) đã có hơn 20 năm miệt mài vác ba lô đi tìm mộ người bố đã mất trong một cuộc vây bắt của địch ở khu rừng Bù Gia Mập, Bình Phước. Ký ức về người bố trong anh Hùng được khắc họa qua người mẹ, bởi anh chỉ mới được gặp bố duy nhất một lần lúc 3 tháng tuổi. Sau rất nhiều thất bại, đầu năm 2013 này, anh Hùng đã tìm đến nhờ sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài….
Anh tâm niệm: “Dù tôi còn cả cuộc đời trước mắt để lo nghĩ, nhưng mẹ tôi lại không thế. Tôi tự thấy mình đã là người vô cùng thiết tha trong việc tìm lại bố, thì mẹ tôi còn mang trong lòng một nỗi nhớ mong sâu sắc hơn tôi nhiều. Bà đã sống cả đời trong mong nhớ, dù chỉ là mong nhớ một bộ xương, và khi ung thư giai đoạn cuối, bà chẳng thể nhắm mắt được vì nghĩ rằng khi bà chết đi vẫn chưa được đoàn tụ với người chồng đầu gối tay kề khi xưa”.
Đi tìm mộ bố từ năm... 20 tuổi!
Bố tôi nhập ngũ trước ngày tôi được sinh ra dù ông không thuộc diện phải đi bộ đội. Thời điểm đó, việc duy trì dòng họ không quan trọng bằng việc chiến đấu để giành lại tự do nên ông cắt máu viết đơn xin tham gia chiến đấu, mặc dù là ông con trai duy nhất trong gia đình. Dù cha con có được gặp nhau khi ông nghỉ phép 8 ngày lúc tôi ba tháng tuổi, có lẽ chỉ có mình ông ôm ấp hình ảnh đứa con trai đi vào chiến trường, còn tôi, mãi tận khi lớn lên mới bắt đầu mường tượng ra bố và nghĩ rằng giá như mình còn bố thì chắc mình đã có thêm anh chị em, chắc mẹ đã không quá vất vả để nuôi mình khôn lớn. Tuy nhiên, đó cũng là lần gặp cuối cùng của cha con tôi. Trong một lần làm nhiệm vụ bảo vệ khí tài và các nhân vật trọng yếu, bố tôi đã mất trong rừng.
Mẹ ở vậy nuôi tôi khôn lớn. Hẳn điều đó chẳng có gì lạ so với rất nhiều bà mẹ Việt Nam thời chiến, nhưng đối với riêng tôi là một mối ân tình ấm áp không thể nào đền đáp được. Hai mẹ con cùng ôm ấp thương nhớ hình ảnh một người đàn ông và cùng thiết tha muốn được sum vầy, dù chỉ là với nắm xương của ông.
Tôi bắt đầu hành trình tìm mộ bố khi mới 20 tuổi. Tôi lần tìm lại thông tin về Tiểu đội 585, sau thuộc Trung đoàn 33 của bố tôi, khi đó là tiểu đội trưởng, tìm những người lính già vẫn còn sống sót trở về để hỏi han về cái chết đau thương của bố tôi mấy chục năm về trước. Tôi được biết rằng trong năm 1971 căng thẳng đó, trong cánh rừng thiêng nước độc Bù Gia Mập, không chỉ có mình bố tôi, mà còn 13 đồng đội khác của ông, đều chịu chung một cái chết đau lòng khi bị địch vây bắt. Họ chết vì đói.
Năm 1999, tôi bắt đầu vào rừng tìm kiếm. Một mình đi từ bắc vào nam, với số thông tin ít ỏi trong tay, và một số tiền còn ít ỏi hơn số thông tin, tôi một mình cố gắng khoanh vùng nơi bố tôi và đồng đội ông nằm xuống nhưng không làm được. Nói là mò kim đáy bể cũng đúng, nơi đó rừng thiêng nước độc và tôi cũng cô độc trong một tâm thế thiết tha tìm lại được bố mình. Tuy nhiên, đó là khi tôi còn trẻ, mưu sinh là điều cấp thiết, tôi phải dừng việc tìm kiếm để sang Hàn Quốc lao động.
Thời điểm đó tôi còn chưa biết đến các nhà ngoại cảm, chỉ trông chờ đôi chút vào những lần gọi hồn, còn lại thì chủ yếu là dựa vào thông tin tìm được từ những người lính già còn sống. Từ ngày đó tôi đã nghĩ rằng nếu không tìm được di hài của bố, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Không phải là vì tôi quá bảo thủ, cố bám lấy những giá trị cũ để hoài phí thời gian, mà tôi luôn thấy một mối gắn kết thiêng liêng giữa tôi, mẹ tôi và người cha đã khuất. Tình yêu của con người là thế, không chỉ là chung sống, mà là những mối gắn kết vô hình và có cả bề dày của những sự trân trọng giữa các thế hệ dành cho nhau.
Theo: Báo ĐS & HN
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
-------------------------------
LẤY NHẦM HÀI CỐT NGƯỜI LIỆT SĨ VÔ DANH KHÁC
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Khi tôi vẫn còn đang lao động bên Hàn Quốc, hai người chú họ ở nhà đã nhờ một nhà ngoại cảm nổi tiếng ở miền Nam giúp tìm kiếm di hài của bố tôi, mong đưa bố về để mẹ tôi yên lòng nhắm mắt. Nhà ngoại cảm này dùng phương pháp áp vong và kết luận rằng bố tôi đang nằm ở nghĩa trang Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đứng từ trên tượng đài nhìn xuống, phần mộ của bố nằm ở hàng thứ nhất, ngôi thứ 10. Đó là một trong rất nhiều ngôi mộ vô danh. Sau khi đã xác định sẽ đào ngôi mộ này, nhà ngoại cảm này có dùng phương pháp dùng trứng để thử và nhìn chung thì kết quả có vẻ khả quan, có vẻ như mẹ tôi sắp được đoàn tụ với bố tôi theo một cách rất đau lòng nhưng cũng rất ngọt ngào của một mối tình thời chiến.
Tuy nhiên, thời điểm đó tôi đã linh tính có gì không phải. Thứ nhất là theo các đồng đội của bố tôi còn sống, thì bố tôi mất ở rừng Bù Gia Mập, cách nghĩa trang Lộc Ninh khoảng 100 cây số. Thứ hai là xương cốt đó xem chừng còn mới lắm, chỉ chừng như được chôn cất từ chiến tranh biên giới thôi. Nhưng hơn cả là cảm giác của một đứa con trai với bố mình, từ Hàn Quốc tôi đã tự bảo rằng đây có thể là một sự nhầm lẫn. Dù điều ấy có làm mẹ tôi yên lòng nhắm mắt và mất 10 ngày sau đó nhưng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để tìm hiểu sự thật.
Sau này khi quay về, tôi đã tìm hiểu kĩ và được xác nhận rằng đó là phần cốt của một người lính chiến đấu bên Campuchia được đưa về đây chôn cất. Tuy nhiên, lúc đó mọi sự đã rồi. Di hài của người chiến sĩ không tên ấy giờ nằm ở nghĩa trang quê tôi, gắn tấm bia mang tên bố tôi. Tôi thờ cúng người chiến sĩ ấy như cha mình trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm hài cốt người bố đẻ. Hàng năm lễ tết gia tiên hay ngày thương binh liệt sĩ, tôi đều thắp nhang thờ cúng và tâm sự với chú rằng tôi sẽ cố gắng tìm lại được gia đình chú và đưa chú về với họ. Tuy nhiên ngày nào chú còn ở với tôi, chú có thể yên lòng rằng tôi thờ chú như cha, như cách để tôi bày tỏ niềm kính trọng của mình với chính người bố đẻ và với những người đã hi sinh cho đất nước thanh bình.
Nói lại chuyện nhờ nhà ngoại cảm đã giúp nhưng không thành, tôi không thấy lòng hờn trách gì, chỉ nghĩ do gia đình mình quá vội vã trong việc tìm hài cốt bố. Tôi không cho rằng mình bị lừa, mà đơn giản nghĩ rằng ngay cả với một nhà ngoại cảm giỏi thì sai số trong công việc luôn có thể xảy ra. Không may bố tôi lại rơi vào sai số đó. Tuy nhiên, sai lầm này giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về những năm tháng chiến tranh của đất nước, gian khổ mà những người lính như bố tôi đã trải qua, cái chết không thanh bình và đôi khi bị lãng quên của họ. Với bối cảnh văn hóa Việt Nam bao đời trọng tổ tiên để xây dựng bề dày lịch sử, điều đau lòng đó ắt sẽ phải còn được để tâm nhiều.
Với tôi, dù hơi chậm, đến thời điểm này tôi đã xác định được chắc chắn quả đồi nơi bố tôi và đồng đội được chôn cất. Kết hợp cùng các thông tin thu thập được, tôi đã nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài vẽ cho sơ đồ 14 ngôi mộ. Tôi sẽ không chỉ tìm bình yên cho bản thân mình, tôi sẽ cố gắng để không chỉ bố tôi được yên lòng mà 13 người lính đang nằm cùng ông trên quả đồi đó được hưởng một sự yên nghỉ thực sự trong cõi vĩnh hằng.
Theo Báo ĐS & HN
-------------------------------
NGUYỄN NGỌC HOÀI: "TÔI VÔ THỨC KHI VẼ SƠ ĐỒ TÌM MỘ LIỆT SỸ"
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Trao đổi cùng PV báo ĐS&HN, nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nhấn mạnh, tìm hiểu tâm linh phải song hành cùng khoa học, nếu không sẽ rơi vào tình trạng mê tín, dị đoan. Việc tìm mộ liệt sỹ nhờ sự trợ giúp của các nhà ngoại cảm có nhiều chuyện mà ngay cả bà, với tư cách là người trong cuộc vẫn chưa được tường minh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoài không ngại chia sẻ cách thức, cũng như những trải nghiệm của bản thân trong quy trình tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm.
PV: Trước khi trợ giúp các gia đình thân nhân, bà thường đưa ra những thông tin mà như bà nói là do liệt sỹ cung cấp. Vậy bà có nhìn thấy hình ảnh liệt sỹ không? Và nếu có nhìn thấy thì hình ảnh đó có khác gì so với con người chúng ta đang sống?
Rất khó diễn tả bằng lời. Khi tôi bắt tay vào tìm hài cốt của ai đó, thường tôi phải tiếp xúc được với vong linh người đó. Ở đây chúng ta cần thống nhất cách dùng từ: tôi sẽ gọi những người đang sống như chúng ta là người dương, còn những người đã chết thì tôi sẽ gọi là người âm hoặc linh hồn, vong linh cho dễ hiểu. Tôi có nghe liệt sỹ nói với tôi thì tôi mới nhắc lại được nội dung đó cho gia đình. Sau đó, tôi rất cần sự xác chứng thông tin của gia đình. Nếu thông tin chính xác tương đối thì tôi sẽ tiếp tục giúp tìm hài cốt, còn nếu thông tin chính xác ít thì tôi sẽ từ chối.
Tôi chỉ là cây cầu nối tiếp thông tin. Khi thông tin đến quá hỗn độn, ngoài khả năng hiểu biết của tôi, hoặc quá mờ nhạt, thì tôi đành chịu. Còn tất nhiên là tôi phải nhìn thấy “họ” rồi. Đó là một khoảng không gian sống động nhưng lộn xộn và bắt buộc nhà ngoại cảm phải biết phân tích. Nếu không nhìn thấy họ được thì tôi không dám chắc tôi có được thông tin chính xác. Và chuyện đó vẫn thường xảy ra.
PV: Trong quy trình tìm mộ, bà thường vẽ sơ đồ khu vực có hài cốt của liệt sỹ. Vậy bằng cách nào mà bà lại có thể vẽ được sơ đồ nơi có phần mộ? Bà nhìn thấy hình ảnh có một cái sơ đồ trước mặt hay bà đã bị liệt sỹ “nhập” vào người để vẽ ra cái sơ đồ đó?
Bình thường tôi không phải là người giỏi giang trong việc vẽ sơ đồ. Ban đầu tôi nhận thấy khi vẽ sơ đồ, bàn tay tôi vẽ một cách rất vô thức. Sau khi hoàn thiện xong tấm sơ đồ, tôi phải ngồi “nghiên cứu” rất lâu mới hiểu và hướng dẫn lại cho thân nhân gia đình liệt sỹ đi những bước tiếp theo. Sau nhiều năm thực nghiệm, tôi hiểu rằng khả năng lên sơ đồ là do năng lực tự thân của mỗi nhà ngoại cảm chứ không phải là vong linh liệt sỹ hay một đấng “linh thiêng” nào đó nhập vào tôi để vẽ. Các bản sơ đồ của tôi vẽ thường khá rõ ràng, có các hướng chuẩn Đông – Tây – Nam – Bắc, có các vật chuẩn định hướng, có kích thước khá tỉ mỉ. Nhưng từ việc lên được sơ đồ đến việc tìm thấy mộ vẫn còn là khoảng cách rất lớn. Trong quá trình thân nhân liệt sỹ kiếm tìm ngoài thực địa, tôi vẫn tiếp tục tiếp nhận thông tin từ liệt sỹ để hướng dẫn tiếp.
PV: Theo chúng tôi được biết, khi đến nhờ bà tìm mộ, gia đình liệt sỹ phải đăng ký trước và chờ rất lâu mới đến lượt nhưng có những trường hợp đến nhờ lại được bà giúp luôn. Vậy bà cho biết trước khi tìm mộ cần có những thủ tục như thế nào?
Vì số lượng gia đình liệt sỹ đến nhờ giúp rất lớn nên mọi người phải đăng ký để sắp xếp cho hợp lý. Tôi không chủ động được việc này. Tôi có thông tin về liệt sỹ khi nào, tôi sẽ làm việc ngay khi đó. Có những trường hợp ngay khi gia đình vừa cung cấp một số thông tin cơ bản, tôi tiếp nhận được thông tin từ phần âm nên tôi giúp ngay. Tôi nhận được như thế nào tôi trao đổi lại như vậy với thân nhân liệt sỹ. Còn với những trường hợp tôi không thấy, không biết “thông tin” gì thì tôi cũng trả lời là chưa thể giúp ngay được. Trong việc tìm mộ tôi có giúp được cho gia đình nào hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc tôi có tiếp cận được với người đã khuất hay không. Khi gặp được người âm rồi mới biết có thể tìm được hay không, ngoài ra còn tùy thuộc vào việc họ đã chết như thế nào, hiện trạng hài cốt bây giờ ra sao... Nếu hài cốt còn thì mới tiến hành đi tìm chứ còn nếu hài cốt hóa thổ rồi thì tìm làm sao được...
PV: Thưa bà, trong khi hướng dẫn tìm mộ từ xa, bà đã chỉ dẫn người tìm rất cụ thể khoảng cách vật chuẩn nọ với vật chuẩn kia cách xa nhau bao nhiêu mét. Vậy trong quá trình hướng dẫn đó bà đã “đo” như thế nào để biết được chính xác cự ly các vật chuẩn mà bà đã đưa ra?
Tôi không thể tự giải thích được việc này. Cho đến tận thời điểm này tôi vẫn chưa giải mã được khả năng này. Bản thân tôi cũng không hiểu tại sao và từ đâu mà tôi làm được như vậy. Tôi chỉ biết khi tôi đang hướng dẫn cho thân nhân tìm mộ là tôi nhìn thấy toàn bộ vị trí mọi người đang tìm dù ở cách xa tôi bao nhiêu. Tôi nhìn thấy các vật chuẩn đó như bạn nhìn thấy mọi thứ bằng mắt thường, còn tôi nhìn thấy những hình ảnh đó bằng gì thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn tôi không nhìn bằng mắt thường. Khi hướng dẫn qua điện thoại dù nhắm mắt hay mở mắt tôi đều nhìn thấy được hiện trường tìm mộ. Có điều cái nhìn của tôi không cố định. Có lúc tôi nhìn thấy, có lúc tôi lại không thấy gì cho nên tôi chỉ hướng dẫn được cho người tìm khi nhìn thấy thôi, còn khi tôi không nhìn thấy thì có gọi điện giục giã bao nhiêu, tôi cũng đành chịu. Khi hướng dẫn tìm mộ, tôi nghe và nhìn thấy những gì ngay lúc đó thì lập tức tôi hướng dẫn lại cho gia đình luôn lúc đó. Nếu thông tin qua đi mà hỏi lại, tôi sẽ không biết để hướng dẫn nữa.
PV: Đối với những thân nhân gia đình liệt sỹ đang có mong muốn đi tìm hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm, bà có những lời khuyên như thế nào?
Tôi không dám dùng từ “khuyên” như bạn vừa nói. Tôi chỉ xin chia sẻ một số tâm tư như sau: Sau bao nhiêu năm chiến tranh, mong muốn tìm được một phần máu thịt của người thân đang nằm lại ở đâu đó là nguyện vọng hết sức chính đáng và đáng trân trọng của mọi gia đình liệt sỹ. Nhà nước đã và đang làm hết sức mình cho nguyện vọng thiêng liêng, cao cả đó. Các nhà ngoại cảm chân chính cũng hết sức ủng hộ và gắng sức phối hợp với gia đình, thân nhân liệt sỹ nhằm cho nguyện vọng đó trở thành hiện thực. Nhưng trước khi đến với các nhà ngoại cảm, các gia đình hãy cố gắng kiếm tìm thông tin của liệt sỹ từ những nguồn chính thống như đơn vị, các cơ quan quân đội, các CCB chiến đấu cùng đơn vị. Gia đình thân nhân của liệt sỹ hãy đến gặp Sở LĐ-TB&XH hoặc BCH quân sự các tỉnh thành để xin trích lục thông tin hồ sơ liệt sỹ... Những thông tin đó vô cùng quan trọng khi cần xác định nơi hy sinh và chôn cất liệt sỹ. Đến với các nhà ngoại cảm, gia đình thân nhân liệt sỹ cần thông qua những cơ quan chức năng đang quản lý những nhà ngoại cảm để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Trong quá trình tìm hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm, không phải trường hợp nào cũng mang đến thành công, không phải trường hợp nào cũng đem lại sự chính xác. Giám định AND là cần thiết nhằm đảm bảo sự chính xác. Dù tốn kém thêm nữa nhưng cũng rất nên làm.
-Xin cảm ơn bà!
---------------------------
Ngoại cảm không liên quan đến niềm tin tôn giáo
Nhiều bạn đọc phản ánh đến tòa soạn thắc mắc như sau: Thân nhân của liệt sỹ có thể có những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Vậy khi đi tìm mộ của liệt sỹ họ có thể thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình hay không? Ví dụ như có người muốn vào chùa thắp hương cầu Phật, thắp hương ở nghĩa trang liệt sỹ, thắp hương tổ tiên cầu xin phù hộ để tìm được mộ liệt sỹ… Những hành động này có tác động đến việc thấy hoặc không thấy hài cốt liệt sỹ?
Tôi cho rằng việc đi chùa hay tới nghĩa trang thắp hương khấn xin trước khi tìm là tín ngưỡng cũng như niềm tin của mỗi người. Còn việc thắp hương tại bàn thờ tổ tiên xin người mất mộ cho đi tìm là nên làm và phải làm. Tôi cho rằng khả năng tiếp cận được với những người đã chết đang tồn tại ở một thế giới khác của các nhà ngoại cảm không liên quan đến tôn giáo. Người mất nhưng linh hồn vẫn có thể không mất. Những linh hồn đó tồn tại không phụ thuộc vào tôn giáo. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, tôi rút ra được qua quá trình nghiên cứu và trải nghiệm khi được nhìn thấy thế giới tâm linh. Những vấn đề kể trên rất lớn mà tôi chưa thể và có lẽ một mình tôi sẽ không thể hiểu và giải thích rõ được. Cần có nhiều nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu thật khách quan và nghiêm túc, thì chúng ta mới có hy vọng có được câu trả lời chính xác.
Trong kỳ tới, Báo ĐS&HN sẽ đăng chi tiết hành trình hơn 20 năm tìm mộ của anh Nguyễn Mạnh Hùng, cách anh cư xử với ngôi mộ bốc nhầm và chia sẻ của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài xung quanh việc liên hệ với “người âm” để vẽ sơ đồ 14 ngôi mộ nêu trên.
Năm nay đã 43 tuổi, anh Nguyễn Mạnh Hùng (thôn Quang Minh, Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) đã có hơn 20 năm miệt mài vác ba lô đi tìm mộ người bố đã mất trong một cuộc vây bắt của địch ở khu rừng Bù Gia Mập, Bình Phước. Ký ức về người bố trong anh Hùng được khắc họa qua người mẹ, bởi anh chỉ mới được gặp bố duy nhất một lần lúc 3 tháng tuổi. Sau rất nhiều thất bại, đầu năm 2013 này, anh Hùng đã tìm đến nhờ sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài….
Anh tâm niệm: “Dù tôi còn cả cuộc đời trước mắt để lo nghĩ, nhưng mẹ tôi lại không thế. Tôi tự thấy mình đã là người vô cùng thiết tha trong việc tìm lại bố, thì mẹ tôi còn mang trong lòng một nỗi nhớ mong sâu sắc hơn tôi nhiều. Bà đã sống cả đời trong mong nhớ, dù chỉ là mong nhớ một bộ xương, và khi ung thư giai đoạn cuối, bà chẳng thể nhắm mắt được vì nghĩ rằng khi bà chết đi vẫn chưa được đoàn tụ với người chồng đầu gối tay kề khi xưa”.
Đi tìm mộ bố từ năm... 20 tuổi!
Bố tôi nhập ngũ trước ngày tôi được sinh ra dù ông không thuộc diện phải đi bộ đội. Thời điểm đó, việc duy trì dòng họ không quan trọng bằng việc chiến đấu để giành lại tự do nên ông cắt máu viết đơn xin tham gia chiến đấu, mặc dù là ông con trai duy nhất trong gia đình. Dù cha con có được gặp nhau khi ông nghỉ phép 8 ngày lúc tôi ba tháng tuổi, có lẽ chỉ có mình ông ôm ấp hình ảnh đứa con trai đi vào chiến trường, còn tôi, mãi tận khi lớn lên mới bắt đầu mường tượng ra bố và nghĩ rằng giá như mình còn bố thì chắc mình đã có thêm anh chị em, chắc mẹ đã không quá vất vả để nuôi mình khôn lớn. Tuy nhiên, đó cũng là lần gặp cuối cùng của cha con tôi. Trong một lần làm nhiệm vụ bảo vệ khí tài và các nhân vật trọng yếu, bố tôi đã mất trong rừng.
Mẹ ở vậy nuôi tôi khôn lớn. Hẳn điều đó chẳng có gì lạ so với rất nhiều bà mẹ Việt Nam thời chiến, nhưng đối với riêng tôi là một mối ân tình ấm áp không thể nào đền đáp được. Hai mẹ con cùng ôm ấp thương nhớ hình ảnh một người đàn ông và cùng thiết tha muốn được sum vầy, dù chỉ là với nắm xương của ông.
Tôi bắt đầu hành trình tìm mộ bố khi mới 20 tuổi. Tôi lần tìm lại thông tin về Tiểu đội 585, sau thuộc Trung đoàn 33 của bố tôi, khi đó là tiểu đội trưởng, tìm những người lính già vẫn còn sống sót trở về để hỏi han về cái chết đau thương của bố tôi mấy chục năm về trước. Tôi được biết rằng trong năm 1971 căng thẳng đó, trong cánh rừng thiêng nước độc Bù Gia Mập, không chỉ có mình bố tôi, mà còn 13 đồng đội khác của ông, đều chịu chung một cái chết đau lòng khi bị địch vây bắt. Họ chết vì đói.
Năm 1999, tôi bắt đầu vào rừng tìm kiếm. Một mình đi từ bắc vào nam, với số thông tin ít ỏi trong tay, và một số tiền còn ít ỏi hơn số thông tin, tôi một mình cố gắng khoanh vùng nơi bố tôi và đồng đội ông nằm xuống nhưng không làm được. Nói là mò kim đáy bể cũng đúng, nơi đó rừng thiêng nước độc và tôi cũng cô độc trong một tâm thế thiết tha tìm lại được bố mình. Tuy nhiên, đó là khi tôi còn trẻ, mưu sinh là điều cấp thiết, tôi phải dừng việc tìm kiếm để sang Hàn Quốc lao động.
Thời điểm đó tôi còn chưa biết đến các nhà ngoại cảm, chỉ trông chờ đôi chút vào những lần gọi hồn, còn lại thì chủ yếu là dựa vào thông tin tìm được từ những người lính già còn sống. Từ ngày đó tôi đã nghĩ rằng nếu không tìm được di hài của bố, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Không phải là vì tôi quá bảo thủ, cố bám lấy những giá trị cũ để hoài phí thời gian, mà tôi luôn thấy một mối gắn kết thiêng liêng giữa tôi, mẹ tôi và người cha đã khuất. Tình yêu của con người là thế, không chỉ là chung sống, mà là những mối gắn kết vô hình và có cả bề dày của những sự trân trọng giữa các thế hệ dành cho nhau.
Theo: Báo ĐS & HN
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
-------------------------------
LẤY NHẦM HÀI CỐT NGƯỜI LIỆT SĨ VÔ DANH KHÁC
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Anh Nguyễn Mạnh Hùng kể lại câu chuyện tìm mộ bố là liệt sĩ |
Quả đồi nơi anh Hùng khoanh vùng tìm kiếm |
Sau này khi quay về, tôi đã tìm hiểu kĩ và được xác nhận rằng đó là phần cốt của một người lính chiến đấu bên Campuchia được đưa về đây chôn cất. Tuy nhiên, lúc đó mọi sự đã rồi. Di hài của người chiến sĩ không tên ấy giờ nằm ở nghĩa trang quê tôi, gắn tấm bia mang tên bố tôi. Tôi thờ cúng người chiến sĩ ấy như cha mình trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm hài cốt người bố đẻ. Hàng năm lễ tết gia tiên hay ngày thương binh liệt sĩ, tôi đều thắp nhang thờ cúng và tâm sự với chú rằng tôi sẽ cố gắng tìm lại được gia đình chú và đưa chú về với họ. Tuy nhiên ngày nào chú còn ở với tôi, chú có thể yên lòng rằng tôi thờ chú như cha, như cách để tôi bày tỏ niềm kính trọng của mình với chính người bố đẻ và với những người đã hi sinh cho đất nước thanh bình.
Anh Hùng (áo trắng) và các đồng đội của bố tại khu vực tìm kiếm mộ liệt sỹ |
Với tôi, dù hơi chậm, đến thời điểm này tôi đã xác định được chắc chắn quả đồi nơi bố tôi và đồng đội được chôn cất. Kết hợp cùng các thông tin thu thập được, tôi đã nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài vẽ cho sơ đồ 14 ngôi mộ. Tôi sẽ không chỉ tìm bình yên cho bản thân mình, tôi sẽ cố gắng để không chỉ bố tôi được yên lòng mà 13 người lính đang nằm cùng ông trên quả đồi đó được hưởng một sự yên nghỉ thực sự trong cõi vĩnh hằng.
Theo Báo ĐS & HN
-------------------------------
NGUYỄN NGỌC HOÀI: "TÔI VÔ THỨC KHI VẼ SƠ ĐỒ TÌM MỘ LIỆT SỸ"
Nguồn: Trang web NguyenNgocHoai
Trao đổi cùng PV báo ĐS&HN, nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nhấn mạnh, tìm hiểu tâm linh phải song hành cùng khoa học, nếu không sẽ rơi vào tình trạng mê tín, dị đoan. Việc tìm mộ liệt sỹ nhờ sự trợ giúp của các nhà ngoại cảm có nhiều chuyện mà ngay cả bà, với tư cách là người trong cuộc vẫn chưa được tường minh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoài không ngại chia sẻ cách thức, cũng như những trải nghiệm của bản thân trong quy trình tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài |
Rất khó diễn tả bằng lời. Khi tôi bắt tay vào tìm hài cốt của ai đó, thường tôi phải tiếp xúc được với vong linh người đó. Ở đây chúng ta cần thống nhất cách dùng từ: tôi sẽ gọi những người đang sống như chúng ta là người dương, còn những người đã chết thì tôi sẽ gọi là người âm hoặc linh hồn, vong linh cho dễ hiểu. Tôi có nghe liệt sỹ nói với tôi thì tôi mới nhắc lại được nội dung đó cho gia đình. Sau đó, tôi rất cần sự xác chứng thông tin của gia đình. Nếu thông tin chính xác tương đối thì tôi sẽ tiếp tục giúp tìm hài cốt, còn nếu thông tin chính xác ít thì tôi sẽ từ chối.
Tôi chỉ là cây cầu nối tiếp thông tin. Khi thông tin đến quá hỗn độn, ngoài khả năng hiểu biết của tôi, hoặc quá mờ nhạt, thì tôi đành chịu. Còn tất nhiên là tôi phải nhìn thấy “họ” rồi. Đó là một khoảng không gian sống động nhưng lộn xộn và bắt buộc nhà ngoại cảm phải biết phân tích. Nếu không nhìn thấy họ được thì tôi không dám chắc tôi có được thông tin chính xác. Và chuyện đó vẫn thường xảy ra.
PV: Trong quy trình tìm mộ, bà thường vẽ sơ đồ khu vực có hài cốt của liệt sỹ. Vậy bằng cách nào mà bà lại có thể vẽ được sơ đồ nơi có phần mộ? Bà nhìn thấy hình ảnh có một cái sơ đồ trước mặt hay bà đã bị liệt sỹ “nhập” vào người để vẽ ra cái sơ đồ đó?
Bình thường tôi không phải là người giỏi giang trong việc vẽ sơ đồ. Ban đầu tôi nhận thấy khi vẽ sơ đồ, bàn tay tôi vẽ một cách rất vô thức. Sau khi hoàn thiện xong tấm sơ đồ, tôi phải ngồi “nghiên cứu” rất lâu mới hiểu và hướng dẫn lại cho thân nhân gia đình liệt sỹ đi những bước tiếp theo. Sau nhiều năm thực nghiệm, tôi hiểu rằng khả năng lên sơ đồ là do năng lực tự thân của mỗi nhà ngoại cảm chứ không phải là vong linh liệt sỹ hay một đấng “linh thiêng” nào đó nhập vào tôi để vẽ. Các bản sơ đồ của tôi vẽ thường khá rõ ràng, có các hướng chuẩn Đông – Tây – Nam – Bắc, có các vật chuẩn định hướng, có kích thước khá tỉ mỉ. Nhưng từ việc lên được sơ đồ đến việc tìm thấy mộ vẫn còn là khoảng cách rất lớn. Trong quá trình thân nhân liệt sỹ kiếm tìm ngoài thực địa, tôi vẫn tiếp tục tiếp nhận thông tin từ liệt sỹ để hướng dẫn tiếp.
PV: Theo chúng tôi được biết, khi đến nhờ bà tìm mộ, gia đình liệt sỹ phải đăng ký trước và chờ rất lâu mới đến lượt nhưng có những trường hợp đến nhờ lại được bà giúp luôn. Vậy bà cho biết trước khi tìm mộ cần có những thủ tục như thế nào?
Vì số lượng gia đình liệt sỹ đến nhờ giúp rất lớn nên mọi người phải đăng ký để sắp xếp cho hợp lý. Tôi không chủ động được việc này. Tôi có thông tin về liệt sỹ khi nào, tôi sẽ làm việc ngay khi đó. Có những trường hợp ngay khi gia đình vừa cung cấp một số thông tin cơ bản, tôi tiếp nhận được thông tin từ phần âm nên tôi giúp ngay. Tôi nhận được như thế nào tôi trao đổi lại như vậy với thân nhân liệt sỹ. Còn với những trường hợp tôi không thấy, không biết “thông tin” gì thì tôi cũng trả lời là chưa thể giúp ngay được. Trong việc tìm mộ tôi có giúp được cho gia đình nào hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc tôi có tiếp cận được với người đã khuất hay không. Khi gặp được người âm rồi mới biết có thể tìm được hay không, ngoài ra còn tùy thuộc vào việc họ đã chết như thế nào, hiện trạng hài cốt bây giờ ra sao... Nếu hài cốt còn thì mới tiến hành đi tìm chứ còn nếu hài cốt hóa thổ rồi thì tìm làm sao được...
PV: Thưa bà, trong khi hướng dẫn tìm mộ từ xa, bà đã chỉ dẫn người tìm rất cụ thể khoảng cách vật chuẩn nọ với vật chuẩn kia cách xa nhau bao nhiêu mét. Vậy trong quá trình hướng dẫn đó bà đã “đo” như thế nào để biết được chính xác cự ly các vật chuẩn mà bà đã đưa ra?
Tôi không thể tự giải thích được việc này. Cho đến tận thời điểm này tôi vẫn chưa giải mã được khả năng này. Bản thân tôi cũng không hiểu tại sao và từ đâu mà tôi làm được như vậy. Tôi chỉ biết khi tôi đang hướng dẫn cho thân nhân tìm mộ là tôi nhìn thấy toàn bộ vị trí mọi người đang tìm dù ở cách xa tôi bao nhiêu. Tôi nhìn thấy các vật chuẩn đó như bạn nhìn thấy mọi thứ bằng mắt thường, còn tôi nhìn thấy những hình ảnh đó bằng gì thì tôi không rõ, nhưng chắc chắn tôi không nhìn bằng mắt thường. Khi hướng dẫn qua điện thoại dù nhắm mắt hay mở mắt tôi đều nhìn thấy được hiện trường tìm mộ. Có điều cái nhìn của tôi không cố định. Có lúc tôi nhìn thấy, có lúc tôi lại không thấy gì cho nên tôi chỉ hướng dẫn được cho người tìm khi nhìn thấy thôi, còn khi tôi không nhìn thấy thì có gọi điện giục giã bao nhiêu, tôi cũng đành chịu. Khi hướng dẫn tìm mộ, tôi nghe và nhìn thấy những gì ngay lúc đó thì lập tức tôi hướng dẫn lại cho gia đình luôn lúc đó. Nếu thông tin qua đi mà hỏi lại, tôi sẽ không biết để hướng dẫn nữa.
PV: Đối với những thân nhân gia đình liệt sỹ đang có mong muốn đi tìm hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm, bà có những lời khuyên như thế nào?
Tôi không dám dùng từ “khuyên” như bạn vừa nói. Tôi chỉ xin chia sẻ một số tâm tư như sau: Sau bao nhiêu năm chiến tranh, mong muốn tìm được một phần máu thịt của người thân đang nằm lại ở đâu đó là nguyện vọng hết sức chính đáng và đáng trân trọng của mọi gia đình liệt sỹ. Nhà nước đã và đang làm hết sức mình cho nguyện vọng thiêng liêng, cao cả đó. Các nhà ngoại cảm chân chính cũng hết sức ủng hộ và gắng sức phối hợp với gia đình, thân nhân liệt sỹ nhằm cho nguyện vọng đó trở thành hiện thực. Nhưng trước khi đến với các nhà ngoại cảm, các gia đình hãy cố gắng kiếm tìm thông tin của liệt sỹ từ những nguồn chính thống như đơn vị, các cơ quan quân đội, các CCB chiến đấu cùng đơn vị. Gia đình thân nhân của liệt sỹ hãy đến gặp Sở LĐ-TB&XH hoặc BCH quân sự các tỉnh thành để xin trích lục thông tin hồ sơ liệt sỹ... Những thông tin đó vô cùng quan trọng khi cần xác định nơi hy sinh và chôn cất liệt sỹ. Đến với các nhà ngoại cảm, gia đình thân nhân liệt sỹ cần thông qua những cơ quan chức năng đang quản lý những nhà ngoại cảm để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Trong quá trình tìm hài cốt liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm, không phải trường hợp nào cũng mang đến thành công, không phải trường hợp nào cũng đem lại sự chính xác. Giám định AND là cần thiết nhằm đảm bảo sự chính xác. Dù tốn kém thêm nữa nhưng cũng rất nên làm.
-Xin cảm ơn bà!
---------------------------
Ngoại cảm không liên quan đến niềm tin tôn giáo
Nhiều bạn đọc phản ánh đến tòa soạn thắc mắc như sau: Thân nhân của liệt sỹ có thể có những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Vậy khi đi tìm mộ của liệt sỹ họ có thể thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng, tôn giáo của mình hay không? Ví dụ như có người muốn vào chùa thắp hương cầu Phật, thắp hương ở nghĩa trang liệt sỹ, thắp hương tổ tiên cầu xin phù hộ để tìm được mộ liệt sỹ… Những hành động này có tác động đến việc thấy hoặc không thấy hài cốt liệt sỹ?
Tôi cho rằng việc đi chùa hay tới nghĩa trang thắp hương khấn xin trước khi tìm là tín ngưỡng cũng như niềm tin của mỗi người. Còn việc thắp hương tại bàn thờ tổ tiên xin người mất mộ cho đi tìm là nên làm và phải làm. Tôi cho rằng khả năng tiếp cận được với những người đã chết đang tồn tại ở một thế giới khác của các nhà ngoại cảm không liên quan đến tôn giáo. Người mất nhưng linh hồn vẫn có thể không mất. Những linh hồn đó tồn tại không phụ thuộc vào tôn giáo. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, tôi rút ra được qua quá trình nghiên cứu và trải nghiệm khi được nhìn thấy thế giới tâm linh. Những vấn đề kể trên rất lớn mà tôi chưa thể và có lẽ một mình tôi sẽ không thể hiểu và giải thích rõ được. Cần có nhiều nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu thật khách quan và nghiêm túc, thì chúng ta mới có hy vọng có được câu trả lời chính xác.
Trong kỳ tới, Báo ĐS&HN sẽ đăng chi tiết hành trình hơn 20 năm tìm mộ của anh Nguyễn Mạnh Hùng, cách anh cư xử với ngôi mộ bốc nhầm và chia sẻ của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài xung quanh việc liên hệ với “người âm” để vẽ sơ đồ 14 ngôi mộ nêu trên.
Theo Báo ĐS & HN