27 tháng 7, 2014

Bí ẩn dòng suối thánh Lourdes chữa bệnh hiễm nghèo

Ivơ Bác Đô - một nhà bác học có tên tuổi, một bậc thầy về tâm thần học đã nghiên cứu, điều tra và viết ra cuốn "Phép màu nhiệm của suối thánh Lourdes"

Lourdes là một dòng suối ở miền Nam nước Pháp. Đã nhiều năm, chẳng mấy ai biết tới nguồn nước nhỏ này. Nhưng rồi bỗng nhiên suối trở thành nồi tiếng không phải chỉ ở nước Pháp mà gần như khắp thế giới. Tại sao suối Lourdes lại trở lên nổi tiếng?




Tháng 3 năm 1858, một cô gái Pháp tên Margrette bỗng thấy Đức Mẹ nhập vào mình và phán truyền: "Ta ban cho các con nguồn nước suối màu nhiệm này để làm dịu bớt phần nào nỗi khổ đau trên thế giới".

Margrette như được một sự chỉ dẫn bí ấn, một mình đi vào hang sâu trong núi. Cô lật tảng đá phủ rêu thì thấy có một nguồn nước bốc khói tuôn ra dào đạt. Người đầu tiên chứng kiến sự màu nhiệm của nguồn nước là cha xứ thuộc địa phân Lourdes. Được nghe kể lại lời phán truyền của Đức Mẹ, cha xứ coi suối là một thứ nước linh thiêng. Ông lấy nước đó nhỏ và mắt anh mù Sactơlê. Lạ thay, ngay lúc đó đôi mắt anh sáng trở lại và đọc được dòng chữ viết từ mảnh giấy của cha xứ đang cầm ở tay.

Tin đó lập tức lan đi rất nhanh, một cô gái Charlotte bị liệt từ lâu không đứng lên được liền được đưa đến suối Lourdes, cô thấy khỏe ra và đi lại bình thường sau khi uống nước suối Lourdes. Một cụ già bị hen mãn tính, mới uống có hai lần thuốc nước suối đã dứt hẳn cơ hen. Ngoài những người có bệnh tật tìm đến còn có rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, bác học cũng tới. Vùng Lourdes xa xôi vắng vẻ trước đây nay bỗng trở nên sầm uất, náo nhiệt vì người đến cầu xin khỏi bệnh, lấy tin tức, xác định khảo cứu...

Theo Ivơ Bác Đô và các báo chí cho biết, hàng năm có từ 4-8 vạn người từ các miền của nước Pháp đổ đến Lourdes. Số người nước ngoài tới cũng không ít. Nhà bác học đã chứng kiến rất nhiều người được chữa khỏi bệnh. Bệnh trạng cả những người đến đây rất đa dạng: có người bệnh tim, người bệnh phổi, bệnh dạ dày, kinh niên,... đặc biệt có cả những người mù lòa, bại liệt, người bị bệnh "ma làm". Các phóng viên, nhà nghiên cứu đã mục kích, chụp ảnh, quy phim về các cảnh tượng đó.

Nguồn: internet