Sinh-Lão-Bệnh -Tử là quy luật của muôn đời. Phật giáo cho rằng: Trên cõi đời này thật sự là bất an, sinh lão bệnh tử, chết bất đắc kỳ tứ, sinh có hạn tứ bất kỳ. Thật đau xót thay khi đời sống xã hội càng cao sự thay đổi của xã hội đã kéo theo nhiều loại bệnh tật xuất hiện, nhiều trò chơi vô bố làm cho con người ta đi vào trầm luân sinh tử, đau khổ triền miên !
Các phật tử cần cố gắng tu tập đạo pháp nhiệm mầu, xem đó là nơi an nghỉ thân tâm. Hãy luôn biết niệm Phật đế được sự gia hộ của Ngài.
Thật đau buồn thay xã hội liên tục có nhiều người chết khi còn quá trẻ , chết vì chiến tranh, vì khủng bố, vì bệnh tật , vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Công giáo cho rằng : Giờ nhập thế không phải là giờ của con người, vì họ không có quyền chọn lựa gì cả. Thế nhưng, giây phút lìa đời, dù không biết được chính xác sẽ xẩy ra vào lúc nào và ra sao, cũng vẫn là giờ của con người. Vì con người biết chắc chắn cuộc đời của họ, dù có dài mấy đi nữa, có sướng mấy đi nữa, rồi cuối cùng cũng sẽ kết thúc, nên họ phải sửa soạn làm sao để có thể đạt đến đích của mình một cách viên mãn, tức là đã được sống trường sinh vinh phúc. Giây phút lìa đời thực sự là giây phút quan trọng nhất của đời sống con người trên thế gian này, vì nó là giây phút định đoạt số phận đời đời của con người.
Vua Chúa thời xưa ra sức tìm kiếm các phương thuốc giúp Trường sinh bất tử. Trong các nỗ lực tìm kiếm các thuốc đẩy lùi cái chết, kinh dị nhất là những “thuốc trường sinh” được điều chế từ các bộ phận cơ thể người. Thuốc thịt người từ thời Trung Hoa cổ đại cũng đã được nhà tự nhiên học Lý Thời Chân đề cập đến trong cuốn sách Bản thảo cương mục xuất bản năm 1596. Thuốc bào chế từ rau thai nhi (tử hà sa) thì trong truyền thống y học Trung Quốc được sử dụng khá phổ biến. Một phương thuốc khác cũng được đề cập nhiều trong lịch sử là “Giọt lệ của Hoàng đế”, nó trở nên nổi tiếng nhờ sự cuồng tín của vua Charles II nước Anh. Thuốc được làm từ bột sọ người, được tán dương là tăng cường sức khỏe và sự cường tráng để trường sinh.
Vậy giới hạn tuổi thọ của con người là bao nhiêu? Theo Sách Kỷ lục thế giới Guinness thì cụ bà thọ nhất là cụ Jeanne Calment người Pháp (1875–1997), cụ thọ 122 năm và 164 ngày. Cụ ông thọ nhất là cụ Jiroemon Kimura người Nhật (1897–2013), cụ thọ 116 năm và 54 ngày. Những vị trưởng lão (đều là nữ) còn sống gtreen 114 năm tính đến ngày 27-12-2014 gồm có: cụ Misao Okawa, người Nhật- 116 năm và 297 ngày; cụ Gertrude Weaver, người Mỹ, 116 năm và 176 ngày; cụ Jeralean Talley, người Mỹ, 115 năm và 218 ngày; cụ Susannan Mushatt Jones, người Mỹ, 115 năm và 174 ngày; cụ Bernice Madigan, người Mỹ, 115 năm và 156 ngày; cụ Emma Morano-Martinuzz, người Ý, 115 năm và 28 ngày; cụ Violet Brown. người Jamaica, 114 năm và 292 ngày. cụ Antonia Gerena Rivera, người Mỹ, 144 năm và 222 ngày; cụ Ethel Lang, người Anh, 114 năm và 217 ngày; cụ Nabi Tajima, người Nhật, 114 năm và 145 ngày; cụ Goldie Steinberg, người Moldova, 114 năm và 58 ngày...
Ở Việt Nam có cụ bà còn sống ở tuổi cao nhất thế giới, đó là cụ Nguyễn Thị Trù. Căn cứ để xác lập kỷ lục là giấy chứng minh nhân dân số 021172033 do Công an tỉnh Long An cấp ngày 25/7/1979. Theo giấy CMND này, cụ Trù sinh năm 1893, quê quán là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nơi thường trú là ấp 1 (nay là ấp 5), xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Rất tiếc là kỷ lục này vẫn chưa được Tổ chức Guinness ghi nhận.
Tuổi thọ trung bình của một quốc gia là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sống của quốc gia đó. Tuổi thọ trung bình của người Việt nam hiện nay (2014) là 72,91 (nam-70,44, nữ- 75,65). Tuy đó đã là một sự tăng trưởng lớn so vơi trước đây nhưng vẫn chỉ đứng thứ 129 so với các nước trên thê giới. Tuổi thọ trung bình hiện nay ở Nhật là 84,46 , còn ở Sìgapore là 84,38 (!)
Việc tăng tỷ lệ người già tuy phản ánh mức sống, điều kiện môi trường, tình trạng phát triển y tế tốt... của một quốc gia, nhưng lại phản ánh xu thế già hóa của quốc gia đó. Già hóa dân số quyết định bởi hai yếu tố: tỷ suất sinh con giảm xuống và tuổi thọ bình quân tăng lên. Chẳng hạn ở Nhật, giới trẻ ngày nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hôn muộn và sinh con ít, thậm chí không muốn lập gia đình, vì các lý do về công việc, tính thích độc lập hay nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, các nước đang phát triển là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất: số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2052.Trong số người cao tuổi thì phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuổi càng tăng, sự khác biệt này càng lớn. Hiện nay trung bình cứ mỗi giây đã có tới 2 người mừng sinh nhật 60 tuổi và nếu như năm 2012 số người trên 60 tuổi mới chiếm 11,5% dân số thế giới thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có tới 22% dân số thế giới ở tuổi trên 60 (!). Còn có nghiên cứu cho biết hiện nay trong số các người cao tuổi thì tỷ lệ phụ nữ cô đơn cao gấp 5,44 lần so với nam giới cô đơn.
Ở nước ta, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% (1979) lên 9,45% (2007), xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050 , thuộc vào mức cao trong khối ASEAN sau Singapore (39,8%) và Thái Lan (29,8%). Quy mô người cao tuổi nước ta tăng với tốc độ nhanh. Đặc biệt trong giai đoạn 2009-2013 tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 9,0% lên tới 11,54% (tăng 2,54%), trong khi giai đoạn 1999- 2009 tỷ lệ này chỉ tăng thêm có 0,9%. Tỷ lệ gia tăng người cao tuổi giai đoạn 2009-2013 là 34,07%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ gia tăng dân số (4,53%) và tỷ lệ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động (4,58%).
Gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, do vậy phần lớn người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn , nơi an sinh xã hội còn khá thấp. Năm 2013 cả nước có 10,35 triệu người cao tuổi, trong đó có 6,94 triệu người cao tuổi ở khu vực nông thôn (chiếm 67,03%). Xét cả giai đoạn 2009-2013 tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 2/3 tổng số, từ 71,48% xuống 67,04%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm lao động cao tuổi tăng nhanh, đặc biệt trong thời gian gần đây: Giai đoạn 1999-2009, từ 25,47% lên 35,97%, bình quân mỗi năm tăng thêm 1%. Giai đoạn 2009- 2012 mỗi năm tăng thêm gần 2%.
Đến năm 2013, cứ 100 người cao tuổi thì có tới gần 40 người tham gia lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người cao tuổi ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với ở thành thị, có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2009- 2013, từ 40,34% lên 47,13%, ngược lại xu hướng này ở khu vực thành thị lại giảm nhẹ từ 25,02% xuống 24,83%. húng ta đều biết rằng Năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đó là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh năng lực và hiệu quả sử dụng các nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất như vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, máy móc, thiết bị và công nghệ. Trong khi đó về sức khỏe người cao tuổi khó có thể so sánh với lớp trẻ, việc tiếp thu các công nghệ mới, sử dụng các thiết bị số hóa và trình độ Anh ngữ nhìn chung cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều .
Tuy nhiên với tư duy hiện nay trên thế giới thì người cao tuổi và người già là hai khái niệm không đồng nhất. Người ta phân biệt ra nhiều loại tuổi khác nhau: Tuổi thời gian: số năm sống.Tuổi di truyền: phụ thuộc vào gen trường thọ của tiền nhân.
Tuổi sinh lý: phụ thuộc vào sự suy yếu của chức năng các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Tuổi theo bệnh tật:phụ thuộc vào tình trạng mắc các bệnh hiểm nghèo.
Tuổi tâm lý: tâm trí con người biến đổi theo tuổi tác chậm hơn so với các thay đổi về thể chất.
Tuổi thể chất: căn cứ vào thể lực từng người.
Tuổi xã hội: phụ thuộc và năng lực và hiệu quả tham gia các hoạt động xã hội.
Chính vì vậy mà GS.TS.David Demko (Đại học Michigan. Hoa Kỳ) đã đưa ra một khái niệm mới về tuổi mà ông gọi là Tuổi đích thực hay DNA-plus, viết tắt của Demko’s Neo Age, Plus- ngụ ý là già với những đặc tính tích cực.. Ông cho rằng 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây: khắc phục yếu tố di truyền, tập thể dục, thể thao, tạo cho tinh thần luôn được kích thích, có tập quán dinh dưỡng tốt, biết phòng ngừa bệnh tật.
Để tính ra tuổi này cần cộng 4 loại tuổi (tuổi thời gian + tuổi thể chất + tuổi xã hội + tuổi tâm lý) sau đó chia cho 4. Tuổi thời gian: tính theo số năm đã sống; Tuổi thể chất: tính theo tình trạng sức khỏe; Tuổi xã hội: tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện; Tuổi tâm lý: tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Điều đó có nghĩa là một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian) nhưng nếu có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội) và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý) thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50):4 = 65. Nghĩa là tuổi đích thực của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách nghĩ thông thường.
Con người sống trên đời quan trọng đâu phải là số năm tồn tại mà chính là ý nghĩa của cuộc sống đó. Chúng ta vô cùng ngạc nhiên với số tuổi đời của những tài năng lỗi lạc , hoặc những chiến tích oai hùng trên thế giới và trong nước. Về danh nhân Việt Nam có thể nhắc đến Trần Phú (27 tuổi), Lý Tự Trọng (17 tuổi), Võ Thị Sáu (19 tuổi), Nguyễn Văn Trỗi (24 tuổi), Đặng Thùy Trâm (28 tuổi), Lê Anh Xuân (28 tuổi),Thạch Lam (32 tuổi), Vũ Trọng Phụng (27 tuổi), Nam Cao (34 tuổi), Lưu Quang Vũ (40 tuổi)...Về các danh nhân nước ngoài có thể nhắc đến Van Gogh (37 tuổi), Jack London (40 tuổi), Mozart (35 tuổi), Mayakovsky (37 tuổi), Schubert (37 tuổi), Schumann (46 tuổi), Chopin (39 tuổi)...
Đương nhiên có không ít những thiên tài ở các lứa tuổi cao hơn. Khái niệm thiên tài đạt đến độ tinh túy và nở rộ nhất vào thế kỷ 18 như một sự giác ngộ kỳ diệu. Các học giả đều đã công nhận sự xuất hiện của các nhân vật xuất chúng trong giai đoạn này là biểu hiện cao nhất của khái niệm Thiên tài. Lúc này, các thiên tài xuất hiện như đã được giao phó số phận của nền văn minh mới. Họ trở thành trung gian giữa con người và thần linh, giúp thế giới tỉnh ngộ, kéo bức màn lộ ra một vũ trụ phong phú hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt hơn và khủng khiếp hơn tưởng tượng trước đây. Đó là các nhân vật như nhà thơ Byron, nhà soạn nhạc Beethoven, nhà toán học Poincaré, nhà bác học Edison. Thiên tài giống như một luồng ánh sáng soi tỏ bóng tối mông muội của loài người. Thiên tài cũng là những người biết cách chạm vào vũ trụ, biết trước được tương lai và biết cách dạo bước vào linh hồn của mỗi con người.
Vậy thì một người bình thường như chúng ta, như con cháu sau này, chúng ta cần phải làm gì để tuổi già đến chậm hơn so với những gì chúng ta khao khát muốn cống hiến cho cuộc đời. Các nhà khoa học khuyên mọi người cao tuổi cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Có 6 loại đồ uống tốt cho người cao tuổi: trà xanh, rượu vang, sữa đậu nành, sữa chua, canh xương và tránh dùng các loại thức ăn nhanh (fast food)
- Các loại thức ăn có lợi cho người cao tuổi: ăn nhiều rau , củ, quả, nấm trồng (mỗi ngày nên ăn được 500 g rau xanh và hoa quả, lưu ý các loại như đậu tương,tỏi, mộc nhĩ,cà rốt, bí ngô, cần tây, măng tây, súp lơ,mướp đắng, cà chua, tảo xoắn, tảo biển, phấn hoa).
- Cần cung cấp đủ lượng protein có nguồn gốc động vật (thịt cá, trứng , sữa, tôm, cua, ngao, hến...). Ăn chay thường xuyên sẽ thiếu hụt một số acid amin ít chứa trong thực vật.
- Chỉ nên ăn gần no mà thôi, lượng tinh bột không nên quá 200 g mỗi ngày, tránh ăn no vào bữa tối và tránh nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng quá ít.
- Nên ăn tối vào lúc 6 giờ, 8 giờ bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút, (nhịp tim sau khi đi bộ cộng số tuổi nếu đạt 170 là tốt), 10 giờ đi ngủ (không ít hơn 5 giờ ngủ sâu mỗi ngày)
- Tránh bị lạnh, tránh tai nạn, tránh bụi bậm, tránh tiếng ồn, tránh làm việc quá sức
- Cười là liều thuốc tốt thiên nhiên ban tặng chỉ riêng cho con người. Tránh ưu phiền , giận rỗi, thù hằn, hám danh lợi vượt quá năng lực
- Không ngừng học hỏi mọi lúc , mọi nơi, sẵn sàng giúp đỡ người khác và phát huy mọi năng lực sáng tạo để cống hiến cho xã hội trong giới hạn cho phép về sức khỏe
-Có bệnh phải chữa sớm theo chỉ định của thầy thuốc và cần định kỳ kiểm tra sức khỏe. Bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, không uống bia, rượu quá mức 7 g cồn trong 1 giờ (lượng cồn trong bia là 5%, rượu vang- 12%, rượu gạo- 35%, rượu nặng-50%)
-Đừng quá lo lắng về cái chết, về của cải dành dụm cho con cháu.
Bài đăng Tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY số Xuân Ất Mùi 2015
Trích blog GS. Nguyễn Lân Dũng
Sưu tầm internet
Phấn đấu thực hiện phương châm: "Sống khỏe, Chết nhanh, Ít của để dành, Nhiều người thương tiếc"
Các phật tử cần cố gắng tu tập đạo pháp nhiệm mầu, xem đó là nơi an nghỉ thân tâm. Hãy luôn biết niệm Phật đế được sự gia hộ của Ngài.
Thật đau buồn thay xã hội liên tục có nhiều người chết khi còn quá trẻ , chết vì chiến tranh, vì khủng bố, vì bệnh tật , vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Công giáo cho rằng : Giờ nhập thế không phải là giờ của con người, vì họ không có quyền chọn lựa gì cả. Thế nhưng, giây phút lìa đời, dù không biết được chính xác sẽ xẩy ra vào lúc nào và ra sao, cũng vẫn là giờ của con người. Vì con người biết chắc chắn cuộc đời của họ, dù có dài mấy đi nữa, có sướng mấy đi nữa, rồi cuối cùng cũng sẽ kết thúc, nên họ phải sửa soạn làm sao để có thể đạt đến đích của mình một cách viên mãn, tức là đã được sống trường sinh vinh phúc. Giây phút lìa đời thực sự là giây phút quan trọng nhất của đời sống con người trên thế gian này, vì nó là giây phút định đoạt số phận đời đời của con người.
Vua Chúa thời xưa ra sức tìm kiếm các phương thuốc giúp Trường sinh bất tử. Trong các nỗ lực tìm kiếm các thuốc đẩy lùi cái chết, kinh dị nhất là những “thuốc trường sinh” được điều chế từ các bộ phận cơ thể người. Thuốc thịt người từ thời Trung Hoa cổ đại cũng đã được nhà tự nhiên học Lý Thời Chân đề cập đến trong cuốn sách Bản thảo cương mục xuất bản năm 1596. Thuốc bào chế từ rau thai nhi (tử hà sa) thì trong truyền thống y học Trung Quốc được sử dụng khá phổ biến. Một phương thuốc khác cũng được đề cập nhiều trong lịch sử là “Giọt lệ của Hoàng đế”, nó trở nên nổi tiếng nhờ sự cuồng tín của vua Charles II nước Anh. Thuốc được làm từ bột sọ người, được tán dương là tăng cường sức khỏe và sự cường tráng để trường sinh.
Vậy giới hạn tuổi thọ của con người là bao nhiêu? Theo Sách Kỷ lục thế giới Guinness thì cụ bà thọ nhất là cụ Jeanne Calment người Pháp (1875–1997), cụ thọ 122 năm và 164 ngày. Cụ ông thọ nhất là cụ Jiroemon Kimura người Nhật (1897–2013), cụ thọ 116 năm và 54 ngày. Những vị trưởng lão (đều là nữ) còn sống gtreen 114 năm tính đến ngày 27-12-2014 gồm có: cụ Misao Okawa, người Nhật- 116 năm và 297 ngày; cụ Gertrude Weaver, người Mỹ, 116 năm và 176 ngày; cụ Jeralean Talley, người Mỹ, 115 năm và 218 ngày; cụ Susannan Mushatt Jones, người Mỹ, 115 năm và 174 ngày; cụ Bernice Madigan, người Mỹ, 115 năm và 156 ngày; cụ Emma Morano-Martinuzz, người Ý, 115 năm và 28 ngày; cụ Violet Brown. người Jamaica, 114 năm và 292 ngày. cụ Antonia Gerena Rivera, người Mỹ, 144 năm và 222 ngày; cụ Ethel Lang, người Anh, 114 năm và 217 ngày; cụ Nabi Tajima, người Nhật, 114 năm và 145 ngày; cụ Goldie Steinberg, người Moldova, 114 năm và 58 ngày...
Ở Việt Nam có cụ bà còn sống ở tuổi cao nhất thế giới, đó là cụ Nguyễn Thị Trù. Căn cứ để xác lập kỷ lục là giấy chứng minh nhân dân số 021172033 do Công an tỉnh Long An cấp ngày 25/7/1979. Theo giấy CMND này, cụ Trù sinh năm 1893, quê quán là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Nơi thường trú là ấp 1 (nay là ấp 5), xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Rất tiếc là kỷ lục này vẫn chưa được Tổ chức Guinness ghi nhận.
cụ Nguyễn Thị Trù, SN 1893 |
con trai út là ông Nguyễn Hữu Phương |
Cụ Trù đang sống cùng người con trai út là ông Nguyễn Hữu Phương (72 tuổi) và vợ ông Phương là bà Nguyễn Thị Đoàn (75 tuổi).Cụ Trù hiện vẫn có thể đi được, nhưng rất yếu, tay chân cụ đã teo tóp, mắt cụ vẫn còn sáng, giọng nói vẫn còn chuẩn, riêng tai thì có hơi lãng. Ông Phương cho biết, mẹ ông sinh 11 người con, ông là út. Hiện tại, anh chị em của ông chỉ còn lại 3 người gồm 1 người chị thứ Tám, người anh thứ Chín (theo cách gọi của người miền Nam) và ông. Cũng theo ông Phương ông không nhớ chính xác là người anh đầu mình sinh năm bao nhiêu. Vì khi ông sinh ra và lớn lên, người anh này đã không còn. “Lúc đó, tôi có hỏi là anh bao nhiêu tuổi thì bị mẹ xách cây đánh túi bụi. Thời đó, không biết mẹ kiêng kỵ điều gì mà không cho tôi hỏi”, ông Phương nói.Ông Phương kể: “Lúc còn nhỏ thỉnh thoảng có nghe ba kể về mẹ là một thiếu nữ đẹp và giỏi giang ở Cần Giuộc, Long An. Ba kể, trong lúc đi làm đồng đã gặp mẹ nên đem lòng yêu thương bởi cái tài và sắc. Một mình mẹ gặt lúa bằng gấp đôi người khác, bắt cá cũng rất giỏi. Về nhà ba nói với ông bà nội xuống đó xin cưới mẹ chứ nhất quyết không chịu cưới ai khác”. Sau khi lấy nhau cụ Trù theo quê chồng về trên Sài Gòn sống và lập nghiệp ở đây. Hàng ngày cụ Trù cùng chồng chăm lo mảnh ruộng gần nhà. Từ cày cuốc đến sạ giống, làm cỏ… lúc nào trên cánh đồng cũng có hai người. Sau vụ lúa cả hai cụ đi lưới cá dưới sông, cắt bồn bồn, hái rau dại về ăn, về bán. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Tảo tần sớm hôm nhưng nhờ thiên nhiên ưu đãi, cuộc sống của gia đình không đến nỗi khiến cho cụ phải nhiều lo nghĩ. Năm 1963 chồng cụ Trù mất do bị té ngã trong lúc đi làm đồng. Một mình cụ Trù làm việc và sống với các con đến tận ngày hôm nay. Cũng theo ông Phương, trong giấy tờ, ông năm nay 72 tuổi nhưng tuổi thật của ông là 74 tuổi.
Tuổi thọ trung bình của một quốc gia là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sống của quốc gia đó. Tuổi thọ trung bình của người Việt nam hiện nay (2014) là 72,91 (nam-70,44, nữ- 75,65). Tuy đó đã là một sự tăng trưởng lớn so vơi trước đây nhưng vẫn chỉ đứng thứ 129 so với các nước trên thê giới. Tuổi thọ trung bình hiện nay ở Nhật là 84,46 , còn ở Sìgapore là 84,38 (!)
Việc tăng tỷ lệ người già tuy phản ánh mức sống, điều kiện môi trường, tình trạng phát triển y tế tốt... của một quốc gia, nhưng lại phản ánh xu thế già hóa của quốc gia đó. Già hóa dân số quyết định bởi hai yếu tố: tỷ suất sinh con giảm xuống và tuổi thọ bình quân tăng lên. Chẳng hạn ở Nhật, giới trẻ ngày nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hôn muộn và sinh con ít, thậm chí không muốn lập gia đình, vì các lý do về công việc, tính thích độc lập hay nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Nhìn chung, các nước đang phát triển là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất: số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2052.Trong số người cao tuổi thì phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuổi càng tăng, sự khác biệt này càng lớn. Hiện nay trung bình cứ mỗi giây đã có tới 2 người mừng sinh nhật 60 tuổi và nếu như năm 2012 số người trên 60 tuổi mới chiếm 11,5% dân số thế giới thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có tới 22% dân số thế giới ở tuổi trên 60 (!). Còn có nghiên cứu cho biết hiện nay trong số các người cao tuổi thì tỷ lệ phụ nữ cô đơn cao gấp 5,44 lần so với nam giới cô đơn.
Ở nước ta, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% (1979) lên 9,45% (2007), xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050 , thuộc vào mức cao trong khối ASEAN sau Singapore (39,8%) và Thái Lan (29,8%). Quy mô người cao tuổi nước ta tăng với tốc độ nhanh. Đặc biệt trong giai đoạn 2009-2013 tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 9,0% lên tới 11,54% (tăng 2,54%), trong khi giai đoạn 1999- 2009 tỷ lệ này chỉ tăng thêm có 0,9%. Tỷ lệ gia tăng người cao tuổi giai đoạn 2009-2013 là 34,07%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ gia tăng dân số (4,53%) và tỷ lệ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động (4,58%).
Gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, do vậy phần lớn người cao tuổi nước ta sống ở nông thôn , nơi an sinh xã hội còn khá thấp. Năm 2013 cả nước có 10,35 triệu người cao tuổi, trong đó có 6,94 triệu người cao tuổi ở khu vực nông thôn (chiếm 67,03%). Xét cả giai đoạn 2009-2013 tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm 2/3 tổng số, từ 71,48% xuống 67,04%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm lao động cao tuổi tăng nhanh, đặc biệt trong thời gian gần đây: Giai đoạn 1999-2009, từ 25,47% lên 35,97%, bình quân mỗi năm tăng thêm 1%. Giai đoạn 2009- 2012 mỗi năm tăng thêm gần 2%.
Đến năm 2013, cứ 100 người cao tuổi thì có tới gần 40 người tham gia lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người cao tuổi ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với ở thành thị, có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2009- 2013, từ 40,34% lên 47,13%, ngược lại xu hướng này ở khu vực thành thị lại giảm nhẹ từ 25,02% xuống 24,83%. húng ta đều biết rằng Năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đó là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh năng lực và hiệu quả sử dụng các nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất như vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, máy móc, thiết bị và công nghệ. Trong khi đó về sức khỏe người cao tuổi khó có thể so sánh với lớp trẻ, việc tiếp thu các công nghệ mới, sử dụng các thiết bị số hóa và trình độ Anh ngữ nhìn chung cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều .
Tuy nhiên với tư duy hiện nay trên thế giới thì người cao tuổi và người già là hai khái niệm không đồng nhất. Người ta phân biệt ra nhiều loại tuổi khác nhau: Tuổi thời gian: số năm sống.Tuổi di truyền: phụ thuộc vào gen trường thọ của tiền nhân.
Tuổi sinh lý: phụ thuộc vào sự suy yếu của chức năng các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Tuổi theo bệnh tật:phụ thuộc vào tình trạng mắc các bệnh hiểm nghèo.
Tuổi tâm lý: tâm trí con người biến đổi theo tuổi tác chậm hơn so với các thay đổi về thể chất.
Tuổi thể chất: căn cứ vào thể lực từng người.
Tuổi xã hội: phụ thuộc và năng lực và hiệu quả tham gia các hoạt động xã hội.
Chính vì vậy mà GS.TS.David Demko (Đại học Michigan. Hoa Kỳ) đã đưa ra một khái niệm mới về tuổi mà ông gọi là Tuổi đích thực hay DNA-plus, viết tắt của Demko’s Neo Age, Plus- ngụ ý là già với những đặc tính tích cực.. Ông cho rằng 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây: khắc phục yếu tố di truyền, tập thể dục, thể thao, tạo cho tinh thần luôn được kích thích, có tập quán dinh dưỡng tốt, biết phòng ngừa bệnh tật.
Để tính ra tuổi này cần cộng 4 loại tuổi (tuổi thời gian + tuổi thể chất + tuổi xã hội + tuổi tâm lý) sau đó chia cho 4. Tuổi thời gian: tính theo số năm đã sống; Tuổi thể chất: tính theo tình trạng sức khỏe; Tuổi xã hội: tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện; Tuổi tâm lý: tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.
Điều đó có nghĩa là một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian) nhưng nếu có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội) và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý) thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50):4 = 65. Nghĩa là tuổi đích thực của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách nghĩ thông thường.
Con người sống trên đời quan trọng đâu phải là số năm tồn tại mà chính là ý nghĩa của cuộc sống đó. Chúng ta vô cùng ngạc nhiên với số tuổi đời của những tài năng lỗi lạc , hoặc những chiến tích oai hùng trên thế giới và trong nước. Về danh nhân Việt Nam có thể nhắc đến Trần Phú (27 tuổi), Lý Tự Trọng (17 tuổi), Võ Thị Sáu (19 tuổi), Nguyễn Văn Trỗi (24 tuổi), Đặng Thùy Trâm (28 tuổi), Lê Anh Xuân (28 tuổi),Thạch Lam (32 tuổi), Vũ Trọng Phụng (27 tuổi), Nam Cao (34 tuổi), Lưu Quang Vũ (40 tuổi)...Về các danh nhân nước ngoài có thể nhắc đến Van Gogh (37 tuổi), Jack London (40 tuổi), Mozart (35 tuổi), Mayakovsky (37 tuổi), Schubert (37 tuổi), Schumann (46 tuổi), Chopin (39 tuổi)...
Đương nhiên có không ít những thiên tài ở các lứa tuổi cao hơn. Khái niệm thiên tài đạt đến độ tinh túy và nở rộ nhất vào thế kỷ 18 như một sự giác ngộ kỳ diệu. Các học giả đều đã công nhận sự xuất hiện của các nhân vật xuất chúng trong giai đoạn này là biểu hiện cao nhất của khái niệm Thiên tài. Lúc này, các thiên tài xuất hiện như đã được giao phó số phận của nền văn minh mới. Họ trở thành trung gian giữa con người và thần linh, giúp thế giới tỉnh ngộ, kéo bức màn lộ ra một vũ trụ phong phú hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt hơn và khủng khiếp hơn tưởng tượng trước đây. Đó là các nhân vật như nhà thơ Byron, nhà soạn nhạc Beethoven, nhà toán học Poincaré, nhà bác học Edison. Thiên tài giống như một luồng ánh sáng soi tỏ bóng tối mông muội của loài người. Thiên tài cũng là những người biết cách chạm vào vũ trụ, biết trước được tương lai và biết cách dạo bước vào linh hồn của mỗi con người.
Vậy thì một người bình thường như chúng ta, như con cháu sau này, chúng ta cần phải làm gì để tuổi già đến chậm hơn so với những gì chúng ta khao khát muốn cống hiến cho cuộc đời. Các nhà khoa học khuyên mọi người cao tuổi cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Có 6 loại đồ uống tốt cho người cao tuổi: trà xanh, rượu vang, sữa đậu nành, sữa chua, canh xương và tránh dùng các loại thức ăn nhanh (fast food)
- Các loại thức ăn có lợi cho người cao tuổi: ăn nhiều rau , củ, quả, nấm trồng (mỗi ngày nên ăn được 500 g rau xanh và hoa quả, lưu ý các loại như đậu tương,tỏi, mộc nhĩ,cà rốt, bí ngô, cần tây, măng tây, súp lơ,mướp đắng, cà chua, tảo xoắn, tảo biển, phấn hoa).
- Cần cung cấp đủ lượng protein có nguồn gốc động vật (thịt cá, trứng , sữa, tôm, cua, ngao, hến...). Ăn chay thường xuyên sẽ thiếu hụt một số acid amin ít chứa trong thực vật.
- Chỉ nên ăn gần no mà thôi, lượng tinh bột không nên quá 200 g mỗi ngày, tránh ăn no vào bữa tối và tránh nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng quá ít.
- Nên ăn tối vào lúc 6 giờ, 8 giờ bắt đầu đi bộ khoảng 30 phút, (nhịp tim sau khi đi bộ cộng số tuổi nếu đạt 170 là tốt), 10 giờ đi ngủ (không ít hơn 5 giờ ngủ sâu mỗi ngày)
- Tránh bị lạnh, tránh tai nạn, tránh bụi bậm, tránh tiếng ồn, tránh làm việc quá sức
- Cười là liều thuốc tốt thiên nhiên ban tặng chỉ riêng cho con người. Tránh ưu phiền , giận rỗi, thù hằn, hám danh lợi vượt quá năng lực
- Không ngừng học hỏi mọi lúc , mọi nơi, sẵn sàng giúp đỡ người khác và phát huy mọi năng lực sáng tạo để cống hiến cho xã hội trong giới hạn cho phép về sức khỏe
-Có bệnh phải chữa sớm theo chỉ định của thầy thuốc và cần định kỳ kiểm tra sức khỏe. Bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, không uống bia, rượu quá mức 7 g cồn trong 1 giờ (lượng cồn trong bia là 5%, rượu vang- 12%, rượu gạo- 35%, rượu nặng-50%)
-Đừng quá lo lắng về cái chết, về của cải dành dụm cho con cháu.
Bài đăng Tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY số Xuân Ất Mùi 2015
Trích blog GS. Nguyễn Lân Dũng
Sưu tầm internet
Phấn đấu thực hiện phương châm: "Sống khỏe, Chết nhanh, Ít của để dành, Nhiều người thương tiếc"